Anh Hoàng Trọng Tuyển (SN 1985),ẽthưpháptrênlásenđẹplạôngđồxứThanhkhiếnnhiềungườithíchthúkèo chấp bóng đá hôm nay trú xã Thiệu Vân, TP. Thanh Hóa. Anh là họa sĩ, từng được biết đến với những bức tranh dân gian vẽ trên mâm gỗ xưa. Đặc biệt, vào những ngày Tết, anh hóa thân làm “ông đồ” ngồi vẽ tranh, thư pháp.
Theo anh Tuyển, ngoài vẽ tranh thư pháp trên nền tảng giấy thông thường thì năm nay anh vẽ trên lá sen. Các bức tranh thư pháp trên lá sen của anh, đến thời điểm hiện tại đã “cháy” hàng.
“Vẽ tranh, thư pháp trên chất liệu khác nhau đã được các họa sĩ thể hiện rất nhiều và phổ biến. Tuy nhiên, vẽ trên lá sen chỉ mình tôi có”, anh Tuyển cho biết.
Theo anh Tuyển, việc vẽ trên lá sen mới được anh thực hiện khoảng 4 tháng nay. Trong một lần tình cờ anh thấy lá sen khô khi mất chất diệp lục đã lộ ra các đường vân rất đẹp và tự nhiên. Những đường vân này, dù họa sĩ có giỏi đến mấy cũng không thể vẽ được. Từ cái nhìn đó anh đã nảy sinh ra ý tưởng vẽ trên lá sen.
Từ ý trưởng trên, anh Tuyển đã cùng với một cộng sự là người em vợ của mình là Nguyễn Minh Quân (SN 1991) mày mò, nghiên cứu chất liệu lá sen.
“Từ lúc nảy sinh ra ý tưởng cho đến lúc thành công, hai anh em đã phải mất gần một năm trời để đi hái lá sen, thử nghiệm. Qua hàng chục lần thất bại, đến nay phôi lá sen mới cơ bản được hoàn thành”, anh Tuyển chia sẻ.
Theo anh Tuyển, Quân là tác giả chính của phôi lá sen này. Anh Quân cho biết, để có được một phôi lá sen, khâu quan trọng nhất là phải chọn được lá bánh tẻ (không non, cũng không già quá). Thời điểm chọn lá thích hợp nhất vào đầu sáng hoặc cuối chiều.
Lá sen sau khi được lấy về phải thực hiện các công đoạn hấp, sấy, làm mất chất diệp lục… Sau đó, ép cho lá sen phẳng, nhưng không được làm mất đi các gân của lá.
“Lá sen vốn dĩ như hình lòng nón, giờ mình phải làm cho phẳng ra. Đây là công đoạn khó nhất, rất dễ bị rách và hư hỏng. Mặc dù đã thành công, nhưng đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ lá hỏng vẫn nhiều, trung bình 10 lá mới được 1 lá”, anh Quân nói.
Mặc dù chỉ mới đưa ra thị trường được 4 tháng nay, nhưng phôi bằng lá sen của anh Quân khi nào cũng “cháy” hàng. Các phôi của anh làm tới đâu được nhập đi các tỉnh thành tới đó. Giá nhập khung phôi cũng dao động từ 60 nghìn đến cả triệu đồng/khung (tùy loại, kích thước).
Theo họa sĩ Tuyển, vẽ trên lá sen là loại hình rất mới mẻ đang được ưa chuộng. Lá sen ngoài yếu tố vân tự nhiên đã đẹp rồi, chỉ cần thêm một vài họa tiết nữa sẽ cho bức tranh hoàn hảo, tinh tế.
“Phôi lá sen có thể phối được với rất nhiều cảnh, hoặc vẽ thư pháp vừa mang tính cổ điển, vừa mang tính hiện đại. Hiện tại, những bức tranh vẽ trên lá sen của tôi đang bán từ 150 nghìn đồng (loại để bàn) đến 7 triệu đồng/bức (tùy kích cỡ và phối cảnh bức tranh)”, anh Tuyển cho biết.
Theo anh Tuyển, thời gian tới anh và cộng sự của mình sẽ xây dựng thương hiệu tranh lá sen xứ Thanh.
Ông đồ 10 năm viết thư pháp tặng người Sài GònÔng đến với thư pháp đã hơn 10 năm. Năm nào cũng thế, cứ Tết đến, ông vào chùa viết thư pháp tặng bà con.