Công việc hiếm gặp
Năm thứ ba đại học,àngtraiLongAnkiếmbộntiềntừnghềlạkháchngoạiliêntụcchốtđơkết quả ngoại hạng anh đêm qua Phan Ngọc Sang (SN 1991, Long An) xem được video nghệ sĩ nước ngoài trang điểm búp bê. Tò mò, Sang tìm hiểu và lập tức bị cuốn hút.
Anh bắt đầu mua búp bê cũ, giá rẻ về vẽ thử rồi giới thiệu trên các hội nhóm chơi búp bê. Thật bất ngờ, sản phẩm của Sang được người chơi đánh giá cao.
Sau đó, nhiều người gửi búp bê của mình nhờ Sang trang điểm. Ban đầu, anh nhận trang điểm miễn phí. Khi tay nghề ổn định, Sang bắt đầu nhận trang điểm búp bê theo yêu cầu và xem đó như công việc làm thêm.
Sau ít năm, Phan Ngọc Sang trở nên nổi tiếng trong cộng đồng chơi búp bê Việt Nam. Anh được đánh giá có thể biến một con búp bê bình thường trở nên sống động, thần thái thông qua việc trang điểm.
Tốt nghiệp đại học, Sang quyết định theo đuổi công việc làm đẹp cho búp bê. Anh chia sẻ: “Công việc hiện tại của tôi là faceup (trang điểm) và custom (tùy chỉnh) cho búp bê.
Faceup là tôi sẽ vẽ lại gương mặt, trang điểm mắt, môi, lông mày, má hồng,... cho búp bê. Với custom, tôi không chỉ vẽ mặt mà còn thay đổi kiểu tóc, màu mắt, trang phục,…giúp búp bê trông mới lạ, khác biệt so với ban đầu.
Mỗi con búp bê sau khi hoàn thành không còn là một món đồ chơi. Thay vào đó, nó trở thành tác phẩm nghệ thuật, mang đến niềm vui, cảm xúc cho người sở hữu”.
Trước khi trang điểm cho búp bê, Sang tẩy sạch lớp trang điểm cũ. Sau đó, anh thực hiện các bước đánh mặt tạo khối, kẻ mắt, vẽ lông mày, gắn mi giả,... bằng màu và cọ vẽ.
Sau khi hoàn tất, búp bê mang một gương mặt, diện mạo với biểu cảm, ánh nhìn sống động và có hồn. Tùy độ khó, thời gian thực hiện, anh Sang thu về 1 - 5 triệu đồng cho mỗi lần trang điểm một con búp bê.
Khách ngoại quốc liên tục "chốt đơn"
Thời điểm trước đại dịch Covid-19, nghề lạ đem lại cho Sang nguồn thu nhập tốt. Mỗi tháng, anh có thể thu về 30 - 40 triệu đồng. Thu nhập trên giúp Sang đủ tiền góp với bố mẹ mua căn hộ tại TPHCM.
Tuy nhiên, sau đại dịch, lượng khách hàng của Sang giảm sút. Nhận thấy cộng đồng chơi búp bê có nhu cầu sở hữu sản phẩm búp bê độc đáo, mang dấu ấn cá nhân, anh quyết định làm búp bê tùy chỉnh.
Sang lên ý tưởng về các nhân vật trong những câu chuyện cụ thể. Sau đó, anh thiết kế, tạo hình búp bê sao cho phù hợp với nhân vật trong các câu chuyện đã lên ý tưởng.
Với cách này, Sang sáng tạo nhiều tác phẩm được khách hàng đánh giá cao như: Bộ thất đại tội, thiên thần của rừng, nữ thần Ai Cập, thần mùa xuân, thần Kali,…
Các sản phẩm đều có ngoại hình đẹp mắt, cách trang trí độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân. Sau khi hoàn thành, các sản phẩm thủ công này đều được khách ngoại liên tục chốt đơn, thậm chí đua tranh để mua được.
Hiện, mỗi sản phẩm búp bê tùy chỉnh của Sang có giá từ 2 - 5 triệu đồng. Các phiên bản đặc biệt, hiếm gặp có giá cả chục triệu đồng/sản phẩm.
Anh chia sẻ: “Tôi mong muốn tạo ra búp bê đẹp, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân hơn là chỉ chú trọng vào thu nhập. Do đó, tôi chuyển từ trang trí búp bê sang làm búp bê tùy chỉnh để thoả mãn đam mê sáng tạo.
Khách hàng của tôi chủ yếu là người chơi búp bê ở nước ngoài. Họ sẵn sàng chi tiền, chờ đợi để có được những con búp bê do tôi tạo ra.
Giới sưu tập búp bê rất trân trọng và xem những búp bê đến từ sự sáng tạo độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân như một tác phẩm nghệ thuật. Do đó, khi mua về, đa số họ chỉ bỏ trong lồng kính để ngắm.
Tôi yêu công việc này. Nó giúp tôi được sống với đam mê của bản thân. Hạnh phúc hơn, tôi còn có thể tạo ra thu nhập từ niềm đam mê của mình”.
Cả nhà cùng làm búp bê Anh Sang tâm sự: “Ban đầu, tôi không được gia đình đồng tình khi theo đuổi công việc trang điểm búp bê. Nhưng sau này, khi thấy tôi tự lo được cho bản thân, có thu nhập tốt, ba mẹ không ngăn cản mà còn đồng hành. Hiện nay, bố mẹ tôi đều tham gia các công đoạn trang điểm búp bê. Ba tôi nhận nhiệm vụ tẩy mặt, gỡ tóc cũ, còn mẹ đính đá, trang trí, ủi trang phục cho búp bê”. |
(责任编辑:Cúp C2)