Thông tin này vừa được Bộ Tài chính công bố qua số liệu báo cáo từ 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 19 công ty bảo hiểm nhân thọ,ảohiểmbồithườnggầntỷđồngsaubãlịch đá banh u23 việt nam tính tới ngày 6/12.
Tổng số tiền yêu cầu bồi thường về tài sản ước tính 10.595 tỷ đồng, trong đó chiếm phần lớn là bồi thường tài sản và xe cơ giới. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã chi trả 580 tỷ đồng (chiếm khoảng 6% so với yêu cầu bồi thường).
Thông thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương và làm việc trực tiếp với khách hàng để ghi nhận, xác định mức độ thiệt hại.
"Tổng thiệt hại ghi nhận là con số về giá trị tài sản có tham gia bảo hiểm, còn số thực tế được chi trả bảo hiểm cần được giám định, rà soát lại. Có tài sản giám định nhanh, nhưng cũng có tài sản đặc thù phải lấy báo giá từ nhiều bên, khá phức tạp, sẽ mất thời gian", một lãnh đạo Cục Giám sát bảo hiểm nói với VnExpress.
Trước đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cam kết đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Họ cũng cho biết sẽ giám định tổn thất và đẩy tiến độ xử lý hồ sơ bồi thường trên địa bàn các tỉnh thành bị ảnh hưởng.
Ngoài bồi thường về tài sản, các doanh nghiệp cũng tiếp nhận 158 yêu cầu bồi thường về người, ghi nhận 107 khách hàng tử vong và thương tật sau bão. Họ đã tạm ứng 17,7 tỷ đồng, chiếm gần 70% số tiền được đề nghị bồi hoàn.
Bão Yagi và hoàn lưu bão hồi tháng 9, đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước đó, theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, bão Yagi ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp, du lịch miền Bắc và gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 81.500 tỷ đồng. So với tổng số thiệt hại do bão Yagi gây ra với nền kinh tế, giá trị thiệt hại được bảo hiểm chiếm khoảng 14%.
Tỷ lệ chi trả bảo hiểm cho tổn thất sau bão Yagi hiện tăng gấp 4-5 lần so với những cơn bão lớn trước đó, chỉ ở mức 3-4%. Chẳng hạn, năm 2017, cơn bão Damrey vào Nam Trung Bộ gây hậu quả nghiêm trọng tại Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Định. Tổng thiệt hại tham gia bảo hiểm ước tính lên tới 22.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tổn thất ghi nhận khoảng 700 tỷ đồng.
Năm 2009, bão Ketsana tấn công vào miền Trung và Tây Nguyên, gây mất mát về người, phá hủy 170.000 ngôi nhà cùng cơ sở hạ tầng và nông nghiệp. Cơn bão này gây thiệt hại về kinh tế khoảng 16.000 tỷ đồng, tổn thất được bảo hiểm bồi thường là hơn 600 tỷ đồng.
Phương Dung
(责任编辑:Cúp C2)