您现在的位置是:La liga >>正文

Phát triển bứt phá bằng nhiệm vụ phổ cập nhanh chữ ký số Việt Nam_tỷ số ngoại hạng anh

La liga3人已围观

简介Hành trình dựng nên lĩnh vực chứng thực chữ ký sốChiều ngày 22/10, tại trụ sở Bộ TT&TT, đã diễn ...

Hành trình dựng nên lĩnh vực chứng thực chữ ký số

Chiều ngày 22/10,áttriểnbứtphábằngnhiệmvụphổcậpnhanhchữkýsốViệtỷ số ngoại hạng anh tại trụ sở Bộ TT&TT, đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia - NEAC và 17 năm cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; các Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, Nguyễn Thanh Lâm, Bùi Hoàng Phương; nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng - lãnh đạo Bộ phụ trách Trung tâm giai đoạn 2008 - 2015; nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng - lãnh đạo Bộ phụ trách Trung tâm giai đoạn 2015 - 2020; cùng các đại biểu đại diện các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã hỗ trợ, đồng hành với Trung tâm.

Clip hành trình phát triển của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia. Nguồn: NEAC

Cách đây 10 năm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia trực thuộc Bộ TT&TT, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Chứng thực chữ ký số Quốc gia thuộc Cục Ứng dụng CNTT (nay là Cục Chuyển đổi số Quốc gia).

W-10 nam trung tam chung thuc.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, 10 năm vừa qua là 10 năm đầu tiên khai phá của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chúc mừng các thế hệ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: 10 năm thành lập Trung tâm cũng như 17 năm phát triển của chữ ký số tại Việt Nam là một hành trình tự hào, là sự cống hiến không ngừng nghỉ của một tập thể luôn phấn đấu vì sự phát triển của hạ tầng số quốc gia.

“10 năm đầu tiên là khai phá, là dựng lên một lĩnh vực, là hình thành tinh thần và văn hóa và dựng nên ngôi nhà của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá.

W-10 nam trung tam chung thuc 2.jpg
Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao cờ thi đua của Chính phủ năm 2023 cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Đào Đình Khả, Giám đốc đầu tiên của Trung tâm đã kể lại những bước khởi đầu nhiều khó khăn và đáng tự hào của đơn vị, từ một nhóm nhân sự nhỏ được tập hợp để triển khai nhiệm vụ đầy thách thức là xây dựng ROOT-CA quốc gia, cho đến việc triển khai các chiến dịch tuyên truyền để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức về sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong giao dịch trực tuyến. Đến nay, 100% doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng chữ ký số.

W-10 nam trung tam chung thuc 3.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long tặng hoa cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ đã hỗ trợ, đồng hành cùng sự phát triển của Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia. Ảnh: Lê Anh Dũng
W-10 nam trung tam chung thuc 4.jpg
Giám đốc NEAC Tô Thị Thu Hương cảm ơn 5 nhân sự đã gắn bó trọn vẹn 10 năm, cống hiến hết mình cho sự phát triển của Trung tâm. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo Đại tá Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ, việc Bộ TT&TT cấp phép cho 25 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng) và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian, đã góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Góp phần đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu kỳ vọng Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia 10 năm tới sẽ viết trang mới vẻ vang hơn: “Đó chính là cách để cảm ơn các thế hệ đi trước, là cách thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay với tương lai của Trung tâm. Cũng chỉ có cách như vậy, NEAC mới phát triển bền vững, mới góp phần vào cách mạng chuyển đổi số, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam”.

Nhắc lại về quy luật chu kỳ 10 năm phát triển của một tổ chức, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, sau 10 năm khai phá và xây dựng nền móng, trong 10 năm tới, Trung tâm phải phát triển bứt phá, ‘vươn mình Phù Đổng’. Đồng thời, Bộ trưởng cũng gợi mở: Cách duy nhất để Trung tâm viết trang mới huy hoàng hơn là hãy đặt cho mình thách thức cao hơn. 

W-PSX_20241022_175528.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng quà cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhắn nhủ tập thể NEAC ‘Đừng sợ khi nhận những thách thức mới có vẻ như không khả thi’, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việc vĩ đại thì tạo nên những con người và tổ chức vĩ đại. Bởi vậy, Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia hãy có một giấc mơ lớn. Giấc mơ lớn đó có thể là phổ cập chữ ký số Việt Nam vào năm 2025, và bắt đầu bằng những bước đi nhỏ mỗi ngày”.

Cùng với mong muốn Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia sẽ giữ mãi về những giá trị cốt lõi, trở thành tổ chức “tin cậy, công nghệ và mẫu mực”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng còn lưu ý, Trung tâm hãy nhận thức sâu sắc rằng thời chuyển đổi số thì dữ liệu và đổi mới sáng tạo là quan trọng, dữ liệu thì như đất đai, còn đổi mới sáng tạo thì như cách chúng ta canh tác.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt ra mục tiêu, Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia phải thực sự bứt phá trong 10 năm tới, đồng thời chỉ ra hàng loạt việc Trung tâm phải làm để đóng góp cho sự phát triển của đất nước và qua đó mà trưởng thành hơn, cụ thể như: 100% người dân trưởng thành Việt Nam có chữ ký số, hình thành hạ tầng chứng thực điện tử quốc gia, hoàn thiện hệ thống pháp lý, các tiêu chuẩn quốc gia, quản lý và giám sát thực thi, nâng thứ hạng quốc gia...

w chu ky so ca nhan 2 1 1 2327.jpg
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ TT&TT đã thống nhất với một số Bộ, ngành việc sử dụng chữ ký số trong những dịch vụ cơ bản, ví dụ như y tế, giáo dục để góp phần phổ cập chữ ký số. Ảnh minh họa: N.H

Từ những phân tích về vai trò của chữ ký số, một tiện ích số quan trọng để chuyển đổi số quốc gia, đã được xác định trong ‘Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam’, người đứng đầu ngành TT&TT giao Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia cũng như các doanh nghiệp công nghệ số, các hội, hiệp hội trong ngành nhiệm vụ phổ cập nhanh chữ ký số Việt Nam.

 “Đã là hạ tầng thì không thể không phổ cập nhanh. Phổ cập nhanh nghĩa là cơ bản năm 2025, 100% người trưởng thành Việt Nam phải có chữ ký số. Hãy coi nhiệm vụ, mục tiêu, thách thức này là cách để Trung tâm phát triển, bứt phá”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu.

Chỉ rõ việc phổ cập nếu không có cách làm mới, đột phá sẽ rất khó hoàn thành, người đứng đầu ngành TT&TT cũng cho hay, nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng cách tiếp cận là dùng cái đã phổ cập để phổ cập 1 cái mới, ví dụ cái phổ cập ở Mỹ là bằng lái xe và họ đã dùng bằng lái xe để phổ cập rất nhiều tiện ích số. “Với cách tiếp cận bứt phá, mục tiêu phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành vào năm 2025 là khả thi”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

W-10 nam trung tam chung thuc 1.jpg
Giám đốc NEAC Tô Thị Thu Hương cho biết, những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng sẽ là 'kim chỉ nam' định hướng hoạt động của Trung tâm thời gian tới. Ảnh: Lê Anh Dũng. 

Tiếp thu những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc NEAC Tô Thị Thu Hương thay mặt tập thể cán bộ, viên chức và người lao động hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực không ngừng, đoàn kết cùng nhau đổi mới, năng động sáng tạo. Mục tiêu hướng tới là hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững, khẳng định vị thế của Trung tâm là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ tin cậy.

Theo thống kê, qua 10 năm, từ 9 CA công cộng, đến nay thị trường đã có sự góp mặt của 25 CA công cộng; từ 307.000 chứng thư số được cấp năm 2014, đến năm 2024 là hơn 11,5 triệu chứng thư số; tốc độ thu phí và nộp ngân sách nhà nước tăng đều 12% qua các năm. Cùng với đó, nhân sự NEAC từ chưa đến 10 người thời điểm năm 2014, đến nay đã là 52 viên chức, người lao động.
Tỷ lệ dân số trưởng thành của Việt Nam có chữ ký số đã tăng hơn 4 lầnTỷ lệ dân số trưởng thành của Việt Nam có chữ ký số, chữ ký điện tử giai đoạn 2022 - 2024 đã tăng từ 3% lên 13,5%. Tuy vậy, tỷ lệ này còn xa mục tiêu trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tags:

相关文章



友情链接