TheảngNamxếpthứcảnướcvềchấtlượngphụcvụngườidândoanhnghiệtỷ lệ cược trực tuyếno công bố của Cổng Dịch vụ công quốc gia, tính đến ngày 10/4, Quảng Nam hiện đang xếp thứ 17 cả nước về chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.
Tổng điểm của Quảng Nam đạt 76,03 điểm, tăng 3,61 điểm và 9 bậc so với năm 2023.
Các nhóm chỉ số đều đạt kết quả tương đối cao. Trong đó, nhóm “Công khai, minh bạch” đạt 10.9/18 điểm (bình quân cả nước là 9.3 điểm), tăng 0.4 điểm.
Nhóm “Dịch vụ công trực tuyến” đạt 7.8/12 điểm (bình quân cả nước là 5.6 điểm). Nhóm “Thanh toán trực tuyến” đạt 7.4/10 điểm (bình quân cả nước là 5.7 điểm), tăng 0.1 điểm.
Đối với tiêu chí “Mức độ hài lòng”, Quảng Nam đạt 17.5/18 điểm (bình quân cả nước là 17.3 điểm). Trong đó, tỷ lệ hài lòng trong xử lý phản ánh, kiến nghị đạt 93% và tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính là 88,56%.
Về “Số hóa hồ sơ”, Quảng Nam đạt 14.7/22 điểm, bình quân cả nước là 12.7; tăng 0.1 điểm.
Ngoài ra, tỷ lệ hồ sơ trả đúng hạn trong tháng 3/2024 đạt hơn 86%. Tỷ lệ phản ánh kiến nghị theo địa bàn hành chính là 100%.
Trước đó, năm 2023, Quảng Nam xếp thứ 26 cả nước về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, với 72,42 điểm. Năm 2022, tỉnh này đứng thứ 48/63 tỉnh, thành phố về bộ chỉ số này, với tổng điểm là 49,93.
Kết quả này cho thấy nỗ lực của chính quyền tỉnh Quảng Nam trong công tác chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp được đưa vào vận hành từ tháng 8/2022. Với 5 nhóm chỉ số thành phần gồm công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến và mức độ hài lòng.
Đây là căn cứ để các địa phương xác định được mức độ chuyển đổi số ở địa phương mình, từ đó có giải pháp thực hiện, nâng điểm từng nhóm chỉ số.
Top 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu về bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tính đến thời điểm hiện tại, gồm: Cà Mau, Bình Định, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bình Dương, Lâm Đồng, Cần Thơ, Hà Giang, Hà Nam, Bắc Giang, Nam Định, Hải Dương, An Giang, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kon Tum, Hòa Bình.
Giám đốc Sở TT&TT Phạm Hồng Quảng cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai các đề án nhằm đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong đó có việc chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình, cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến gồm 1.199 dịch vụ công toàn trình và 439 dịch vụ công một phần, với mục tiêu tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến, thanh toán trực tuyến tối thiểu tăng 10% so với năm 2022…
Theo ông Quảng, trên địa bàn tỉnh đã cung cấp 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, trong đó có 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông. Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công ngày càng được nâng lên rõ rệt, nhất là 11 dịch vụ công thiết yếu của lực lượng công an chủ trì.
Nhiều thủ tục có tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%, như thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội); thông báo lưu trú tại các cơ sở kinh doanh lưu trú.