当前位置:首页 >La liga >Tiến sĩ chật vật tìm cuộc sống mới_kết quả hạng 2 tây ban nha 正文

Tiến sĩ chật vật tìm cuộc sống mới_kết quả hạng 2 tây ban nha

来源:Xổ số 88   作者:La liga   时间:2025-01-13 07:25:57

Một chiều Chủ nhật,ếnsĩchậtvậttìmcuộcsốngmớkết quả hạng 2 tây ban nha buổi tụ họp định kỳ hàng tháng lại được lên kế hoạch ở quán cà phê Whole Foods thuộc khu Upper West Side của Manhattan. Khi tất cả đã yên vị, người khơi mào đặt bịch một túi khoai tây chiên và nói thẳng rằng mình muốn vay tiền. Nhưng cô cũng không nài nỉ. “Tôi biết một số bạn cũng đang gặp khó khăn”.

Cô cho hay, cả năm nay, mình đã sống tằn tiện chỉ với 9.000 USD. “Tôi kiệt sức vì những năm tháng sống trong nghèo khó”.

Một kẻ nghe lỏm nào đó hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết về điểm chung của những người đang ngồi xung quanh chiếc bàn này: họ có những tấm bằng rất cao cấp.

Họ là một nhà sử học, một nhà xã hội học, một nhà ngôn ngữ học và hàng chục học giả khác. Hầu hết đều có bằng tiến sĩ. Một số người hoặc là sắp hoàn thành luận án, hoặc là bỏ dở.

Tất cả đều làm việc cật lực nhiều năm trời ở các trường ĐH, nhưng do hoàn cảnh hoặc do lựa chọn mà hầu như không ai đạt được đến vị trí giáo sư chính thức. Hiện tại, họ tập hợp lại thành nhóm “Tiến sĩ đa năng” nhằm giúp đỡ nhau theo đuổi sự nghiệp trái ngành của mình.

Sau một vòng giới thiệu, những người tham gia chia thành các nhóm để chia sẻ cho nhau những câu chuyện và đưa ra lời khuyên. Một người đàn ông 32 tuổi nghiên cứu về tôn giáo cổ ở ĐH Princeton mặc chiếc áo phông có in tên ông chủ của anh – một trang web tài chính. Anh nói chuyện công việc của mình với một nhà vật lý học đang hoàn thiện luận án.

Một nhà sử học – giáo viên ở một trường tư danh tiếng thì đang tư vấn cho một tiến sĩ nghiên cứu nước Mỹ hiện đại về nơi tìm thông tin việc làm và cách quảng cáo bản thân.

Anh chàng tiến sĩ trẻ tuổi này tên là Adam Capitanio và đã nhận bằng từ năm 2012. Anh đi tìm một công việc học thuật đã 3 năm nay. Adam tập trung tìm việc ở khu vực Đông Bắc và đã gửi đi ít nhất 60 đơn xin việc. Kết quả là anh chưa nhận được bất cứ một cuộc phỏng vấn nào. Hiện anh đang là trợ lý biên tập cho một nhà xuất bản và đang cố gắng đặt ra một kế hoạch dài hơi hơn.

“Tôi gần như tuyệt vọng trước khi có được công việc này”– anh chia sẻ.

{keywords}

Adam Capitanio, tiến sĩ nghiên cứu về nước Mỹ tại ĐH Bang Michigan. Hiện anh đang là trợ lý biên tập ở nhà xuất bản Berghahn Books.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Khoa học quốc gia vào năm 2011, 35% người nhận bằng tiến sĩ và 43% trong số những tiến sĩ ngành khoa học nhân văn không có lời hứa hẹn nào về việc làm sau khi hoàn thành luận án.

Gần một nửa số tiến sĩ đang mong chờ một công việc lâu dài. Nhiều người lựa chọn con đường khác vì muốn mức lương cao hơn và làm một công việc gần gũi với thực tiễn hơn là làm việc trong các trường đại học và cơ quan nghiên cứu.

Mặc dù tình trạng các nghiên cứu sinh lâm vào hoàn cảnh nghèo túng vẫn diễn ra hàng thập kỷ qua, song một vài năm gần đây đã bắt đầu thấy những nỗ lực rõ rệt trong việc kết nối tấm bằng tiến sĩ với những công việc trái ngành, thậm chí là suy nghĩ lại về mục đích đào tạo tiến sĩ.

“Bản thân vấn đề này không mới”– ông Debra Stewart, chủ tịch Hội các trường nghiên cứu sinh nhận xét. “Câu trả lời thì hoàn toàn mới”.

Ngoài New York, hội Tiến sĩ đa năng còn được thành lập ở ít nhất 7 thành phố khác, trong đó có Philadelphia, Chicago và Los Angeles. Internet sẽ giúp các tiến sĩ biến CV của mình thành hồ sơ xin việc và tiếp thị bản thân cho những vị trí phi học thuật. Các cựu học giả cũng có thể tìm thấy người cùng cảnh ngộ ở các blog như “Chronicles of a Recovering Academic” và “Dr Outta Here”.

Tinh thần thay đổi thậm chí đã bén rễ trong tháp ngà. ĐH California, Berkeley từng tổ chức hội thảo “Bên ngoài học thuật” vào mùa xuân năm ngoái. Nhân vật chính trong hội thảo này là những tiến sĩ đã đạt được thành công trong các lĩnh vực khác, từ tư vấn tới công nghệ sinh học.

Những sự kiện tương tự cũng được lên kế hoạch ở Trung tâm nghiên cứu sinh của ĐH City, New York. Trung tâm này đã thành lập “Văn phòng Phát triển chuyên nghiệp và lên kế hoạch sự nghiệp” hồi tháng 2.

Vấn đề còn cấp bách hơn với các ngành khoa học nhân văn. Đối với tiến sĩ các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) thì ngành công nghiệp là một lựa chọn khả thi với họ. Nhưng với những người học Văn học Nga hay Lịch sử Trung cổ thì có ít sự lựa chọn hơn với tấm bằng của mình.

Hồi tháng 8, Viện Truyền thông học thuật đã đưa ra một báo cáo, trong đó Katina Rogers – trưởng nhóm nghiên cứu đã thảo luận về khái niệm học thuật thay thế, hay còn gọi là “alt-ac”.

Thuật ngữ này bây giờ đã trở nên phổ biến, và nhắc đến nó người ta nghĩ đến những công việc trong trường đại học nhưng không liên quan đến học thuật, như làm hành chính, công việc trong phòng thí nghiệm cũng như các vị trí phi học thuật như sử gia cho chính phủ hay phụ trách bảo tàng.

Trong khi quan điểm “học thuật thay thế” tương đối lạc quan thì một số người tị nạn học thuật chấp nhận cái mà họ gọi là đặc tính “post-ac”. Trang web “How to Leave Academia” mới công bố một bản tuyên ngôn “post-ac”, cho rằng định hướng này là “niềm tin cho rằng hệ thống hiện tại là sai lầm, độc ác, không bền vững và do đó không thể tham gia trực tiếp”.

Theo quan điểm này, các chương trình tiến sĩ với những hứa hẹn hão sẽ thu hút sinh viên phục vụ như những lao động giá rẻ, đầu tiên là ở vị trí trợ lý giảng dạy, sau đó sẽ là phụ tá lương thấp vì những công việc chính thức đều từ chối họ.

{keywords}

Karen Shanton, tiến sĩ Triết học, ĐH Rutgers. Hiện cô đang là chuyên viên phân tích việc làm ở Hội Lập pháp quốc gia. Trong khi đang học tiến sĩ, cô nhận ra mình thích chính trị hơn là giáo sư trong trường ĐH. Sau khi hoàn thành thời gian thực tập ở Washington, cô giành được một học bổng nghiên cứu các vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách nhà nước.

Tiến sĩ Kathleen Miller cũng đăng tải trên blog bài viết “Tôi ghét công việc ‘post-ac’ của mình: Chuyện sẽ xảy ra khi bạn không có một sự nghiệp học thuật hoàn hảo”.

Trong đó, cô cũng viết rằng: “Hoàn thành nghiên cứu sinh, từ bỏ học thuật, chuyển tới một thành phố mới, làm một công việc mới, rồi sau đó ghét bỏ nó? Tôi muốn nói với các bạn rằng thật là khó khăn để cho rằng đó là một câu chuyện thành công”.

Không thể tìm được một công việc học thuật sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn học Anh vào năm 2012, Tiến sĩ Miller hiện đang chuẩn bị để bắt đầu một công việc nào đó cứu vãn cuộc đời mình.

Một số giáo sư ở Stanford đang cố gắng kích động những thay đổi có ý nghĩa. Năm ngoái, 6 giáo sư trong số đó đã viết “Tương lai của tiến sĩ khoa học nhân văn ở Stanford”– một bài viết dấy lên nhiều tranh luận, đề xuất thiết kế lại chương trình để trang bị cho các tiến sĩ ngành nhân văn “một danh sách đa dạng những công việc ý nghĩa, hữu ích cho xã hội trong và ngoài các ngành liên quan đến học thuật” cũng như giảm thời gian học tiến sỹ thường mất gần một thập kỷ.

Russell A.Berman – giáo sư người Đức, cũng là tác giả bài viết này cảm thấy có trách nhiệm phải nhận ra những nhu cầu cấp bách thực tế này. “Nghiên cứu sinh là một quyết định trí tuệ. Nhưng hầu hết những người tham gia đều đang ở độ tuổi phải đưa ra một lựa chọn nghề nghiệp”.

“Tôi nghĩ rằng, đào tạo tiến sĩ tốt cho những người đủ đam mê. Nó cũng tốt cho xã hội. Họ đóng góp cho xã hội bằng nhiều cách khác nhau”.

Các giáo sư kêu gọi Stanford nên cung cấp kinh phí bổ sung để các khoa lên kế hoạch chuẩn bị cho sự nghiệp thay thế và cho việc rút ngắn thời gian đào tạo. Trường Khoa học và Nhân văn cũng đưa đề xuất này nhưng ít nhận được câu trả lời. Cùng lúc đó, các chương trình mới vừa được thiết lập để làm cầu nối giữa các nghiên cứu sinh ngành nhân văn với các công việc ở Silicon Valley và trong các trường phổ thông.

Không phải vật lộn với những câu hỏi như các chương trình nhân văn, Viện Bách khoa của ĐH New York đang cố gắng mở rộng lựa chọn nghề nghiệp cho các ứng viên tiến sĩ. Viện này mở 2 vườn ươm trong vài năm qua, cung cấp không gian, các dịch vụ pháp lý và tư vấn tiếp thị để tạo điều kiện kinh doanh.

Mạng lưới Praxis bao gồm các sáng kiến “nhân văn kỹ thuật số” ở 8 trường đại học, tập trung chủ yếu vào đào tạo tiến sĩ. Mục tiêu của mạng này là chuẩn bị cho nghiên cứu sinh những công việc ngoài học thuật, nhấn mạnh các kỹ năng như hợp tác, quản lý dự án và công nghệ.

“Chúng tôi thực sự coi nó như một kiểu phòng thí nghiệm để định hình lại việc đào tạo tiến sĩ và suy nghĩ lại về các kỹ năng mà chúng tôi trang bị cho nghiên cứu sinh” – ông Matthew K. Gold, một giáo sư tiếng Anh đang điều hành chương trình này cho hay.

  • Nguyễn Thảo (lược dịch từ New York Times)

标签:

责任编辑:Cúp C1

全网热点