Gần 10 năm nay,ẹnngàodạytrẻtựkỷCôgiáobậtkhóclúchọcsinhtiếnbộket quả.net Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An có một trung tâm dạy học cho các em mắc bệnh tự kỷ và chứng rối loạn về phát triển hành vi, ngôn ngữ, tương tác xã hội. Trung tâm có 12 giáo viên trực tiếp giảng dạy cho 50 trẻ tự kỷ. Các cô hướng dẫn trẻ từ động tác đơn giản như nhai, thổi... đến những cử chỉ phức tạp hơn như biết nghe lời, nhận biết màu sắc, thế giới xung quanh. “Người lái đò” thầm lặng Là giáo viên trẻ nhất của trung tâm, cô Võ Thị Ngân (SN 1993) cho biết, trẻ tự kỷ mỗi em sẽ có một triệu chứng riêng nên việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, kỹ năng để đưa ra các phương pháp trị liệu khác nhau. Có em tự thu mình lại, không nói chuyện với ai, em lại nói quá nhiều, em lại mắc chứng không tập trung. Một số trường hợp các em tiếp thu chậm nhưng cũng có nhiều em thông minh, tiếp thu nhanh nhưng dễ quên. Khi trẻ tới đây, các cô giáo sẽ có những bài tập riêng biệt nhằm khắc phục khiếm khuyết, phát huy các thế mạnh của trẻ. Những bài tập này có thể là trò chơi vận động, vẽ tranh, hát múa... “Thời gian đầu tôi bị stress vô cùng, rất may được các chị hướng dẫn, dìu dắt. Việc các em tiến bộ từng ngày khiến tôi mừng phát khóc, cảm giác như mọi công sức của mình đã được đền đáp, từ đó có thêm động lực để đi đến hôm nay”, cô Ngân Tâm sự: Bên cạnh những áp lực, nữ giáo viên 26 tuổi này vẫn tìm thấy trong đó nhiều điều đáng yêu từ học trò của mình. “Khó diễn tả lắm, có những lúc trẻ vừa biểu lộ cảm xúc vừa chậm rãi tập nói trông đang yêu và buồn cười lắm”, cô Ngân cười. Gắn bó với trung tâm từ những ngày đầu thành lập, Trưởng phòng dạy trẻ tự kỷ cô Tôn Thị Trí (SN 1985) không thể quên những câu chuyện về học trò đặc biệt của mình. Có lần, nữ giáo viên này phải cắt ngắn đi mái tóc dài của mình sau khi trị liệu cho một học sinh tên San. “San là một cô bé hiếu động, thường giật tóc cô. Có những hôm, San cứ nắm chặt tóc tôi giật mà không chịu buông. Những cô giáo khác phải đến dỗ dành cháu, vừa cố gắng gỡ tay ra”, cô Trí mỉm cười. Nữ giáo viên này cho hay, việc trị liệu cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi càng nhỏ thì sẽ càng có tỷ lệ tiến bộ cao. Những em lớn tuổi sẽ khó khăn hơn, khi đó các em có sức khỏe nên việc cô bị tấn công rất dễ xảy ra. “Có lần, mình bị một cậu bé 10 tuổi vật ngã xuống nhà, không biết làm sao thể thoát ra được. Các cô khác thấy vậy liền chạy tới can ngăn, nhưng rồi ai cũng bị trầy xước hết cả da. Tôi đã mấy lần muốn bỏ nghề, nhưng nghề đã chọn mình rồi thì phải theo thôi”, cô Trí tâm sự. Cô Trí cho biết, khi gặp lại trăm học trò cũ thì hầu hết các em chẳng còn nhận ra cô, thậm chí nhiều phụ huynh cũng không dám nhận người quen. Những món quà, bông hoa, lời chúc ngày 20/11 là điều cự kỳ xa xỉ. “Các em thì chưa nhận thức được, nhưng phụ huynh cũng chưa có sự quan tâm, đồng cảm đúng mức với giáo viên. Đến ngày Nhà giáo Việt Nam, các cô trong trung tâm lại tự mua hoa tặng cho đồng nghiệp, an ủi và động viên nhau”, nữ giáo viên nghẹn ngào. Cần điều trị sớm bệnh tự kỷ Cô Trí là Thạc sĩ Tâm lý học phát triển trẻ em và thanh thiếu niên của một trường đại học ở Pháp. Sau khi về nước, cô được mời làm việc tại trường ĐH Quốc gia Hà Nội trong lĩnh vực phát triển tâm lý trẻ em. Năm 2010, Quỹ bảo trợ trẻ em Nghệ An mở lớp dạy các trẻ tự kỷ, đó cũng là thời điểm cô Trí bén duyên với các cô cậu học trò. Theo nữ thạc sĩ, các phụ huynh thường có tâm lý giấu diếm khi có con phát triển không bình thường. Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ tự kỷ không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà còn phải nỗ lực từ phía gia đình và xã hội. “Hiện chứng tự kỷ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng chúng ta có thể cải thiện sự phát triển của trẻ bằng các liệu pháp can thiệp sớm ở lớp học. Triệu chứng tự kỷ sẽ xuất hiện trước khi trẻ được 3 tuổi, nếu đến khoảng 6 tuổi mới phát hiện thì rất khó giúp trẻ hòa nhập với người bình thường”, cô Trí thông tin. Nữ giáo viên cho rằng, không nên tách rời trẻ tự kỷ với cộng đồng. Vì vậy, sau các tiết học ở trung tâm, các em vẫn đến trường học như các bạn cùng trang lứa. Từ cậu bé 4 tuổi mới biết nói, từng bị chuẩn đoán tự kỷ dạng tăng động và rất khó khăn mới xin được vào tiểu học, đến nay Đinh Vũ Tùng Lâm đã có những thành tựu đáng nể.Cô Võ Thị Ngân hướng dẫn học sinh phát âm đồ dùng hằng ngày Cô Trí tâm sự về những câu chuyện buồn vui với nghề dạy trẻ tự kỷ Mỗi cô giáo sẽ đảm nhận 1 học sinh để có thể theo dõi và đưa ra giáo trình phù hợp với trẻ Cô giáo hướng dẫn trẻ phân biệt màu sắc và xếp thành con số Hành trình của cậu bé tự kỷ đến huy chương Vàng thế giới