Như đã thông tin,ệnYdượchọcdântộcTPHCMkhuyênviênchứckiệnratòavụtreođơnnghỉkèo nhà cái nhận định bóng đá thời gian qua Báo Dân trínhận được phản ánh của nhiều nhân viên y tế về các bất cập tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Trong đó, có một số trường hợp phản ánh việc bị Viện Y dược học dân tộc TPHCM "treo" đơn xin nghỉ việc kéo dài khiến cuộc sống lao đao.
Ngày 1/10, Báo Dân trínhận được phúc đáp từ Viện Y dược học dân tộc TPHCM về các vấn đề đã được chúng tôi gửi công văn, đề nghị cung cấp thông tin vào ngày 12/9.
Lý do không giải quyết đơn xin nghỉ việc
Theo Viện Y dược học dân tộc TPHCM, các nhân viên y tế tên N.B. và M.T. cùng ông T.Th. (chồng chị B.) là viên chức công tác tại cơ sở y tế này.
Để giải quyết đơn xin nghỉ việc của các trường hợp trên, Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết lãnh đạo cơ sở y tế này áp dụng Luật Viên chức 2010 và Nghị định hướng dẫn kèm theo (Nghị định số 115/2020/NĐ-CP), theo nguyên tắc "ưu tiên áp dụng luật ngành trước luật chung". Còn quy trình giải quyết tranh chấp việc chấm dứt hợp đồng làm việc áp dụng theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Viện Y dược học dân tộc TPHCM tường trình rằng, sau khi nhận được đơn xin nghỉ việc của các viên chức, đơn vị đã gửi thư mời người lao động trở lại làm việc, căn cứ theo khoản 2, Điều 57, Nghị định 115/2020/NĐ-CP, với nội dung "do yêu cầu công tác và chưa bố trí được nhân sự thay thế".
Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải thích, đơn vị thể hiện thiện chí mong muốn các nhân viên y tế tiếp tục làm việc và sẽ xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho các viên chức nghỉ việc theo nguyện vọng, trên cơ sở vừa đảm bảo quyền lợi của viên chức, vừa không gây trở ngại cho công tác chung của đơn vị.
Tuy nhiên, theo Viện Y dược học dân tộc TPHCM, người xin nghỉ việc không đến làm việc theo thư mời, và nghỉ việc khi chưa có văn bản, quyết định nào từ Viện Y dược học dân tộc TPHCM, gây khó khăn cho công tác phân công nhân sự, hoạt động của các phòng, ban.
Cho rằng các viên chức trên "tự ý nghỉ việc", Viện Y dược học dân tộc TPHCM đã thực hiện quy trình xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, quy định từ Điều 32 đến Điều 37, Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Với trường hợp của chị M.T. (xin nghỉ việc do sinh con, gia đình đơn chiếc, chăm sóc mẹ 90 tuổi ), Viện Y dược học dân tộc TPHCM tiếp tục liên hệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan khi viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc và giao tờ rời bảo hiểm xã hội cho nữ nhân viên y tế theo quy định.
Với trường hợp của anh H.T.Th. (chồng chị N.B.), Viện Y dược học dân tộc TPHCM đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Anh Th. đã ký nhận tờ rời bảo hiểm xã hội vào ngày 17/8/2023.
Riêng với trường hợp của chị N.B. (xin nghỉ việc vì nhà neo đơn, không người chăm sóc mẹ già trên 70 tuổi bị té gãy xương), Viện Y dược học dân tộc TPHCM đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật, dự kiến hoàn tất trong tháng 10-11/2024. Khi có quyết định xử lý kỷ luật, Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc chốt số bảo hiểm xã hội cho viên chức, người lao động theo quy định.
Không có thời hạn giải quyết đơn xin nghỉ là bất hợp lý
Theo công văn do bà Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, ký ban hành, lãnh đạo cơ quan này cho rằng Viện đã thực hiện đúng quy trình giải quyết đơn xin nghỉ việc và việc xử lý kéo dài do các viên chức không phối hợp, không làm việc theo thư mời. Ngoài ra, Viện Y dược học dân tộc TPHCM khuyên các viên chức bị "treo" đơn xin nghỉ việc, bị xử lý "tự ý bỏ việc", có thể kiện cơ sở y tế này ra tòa.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị N.B. cho biết, thời điểm xin nghỉ việc, gia đình chị có 3 người. Trong đó, chồng chị là lao động chính nên thường xuyên không có nhà, còn mẹ chồng thì tuổi cao sức yếu, bệnh tật phải ra vào viện thường xuyên. Bản thân chị B. cũng bị nang lạc nội mạc tử cung và bệnh phụ khoa, sau đó lại mang thai và sinh con. Do đó, với hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chị B. không thể trở lại vị trí công tác, đủ điều kiện để xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến các cuộc làm việc, tiếp xúc, ngoài thư mời họp ngày 19/9 được Viện Y dược học dân tộc TPHCM gửi quá gấp và đã được nữ nhân viên y tế yêu cầu chuyển sang ngày khác, chị B. khẳng định chị đều tham dự, hợp tác với Viện Y dược học dân tộc TPHCM khi có đề nghị.
Chị B. cũng cho hay, bản thân chị không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM chuyển các biên bản làm việc của các cuộc họp có nội dung liên quan đến chị trong năm 2024, dù chị nhiều lần đề nghị.
Còn chị M.T. chia sẻ, do sinh con và hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chồng công tác xa, ở nhà còn mẹ già 90 tuổi sức khỏe yếu, chị chỉ có thể gửi các đơn phản hồi nói rõ lý do không thể đến trực tiếp Viện Y dược học dân tộc TPHCM làm việc, cũng như liên tục bày tỏ nguyện vọng được giải quyết đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh quá ngặt nghèo.
"Gần đây, tôi biết tin mình bị kỷ luật buộc thôi việc thông qua thư gửi đến nhà từ bưu điện. Nhưng tôi không biết mình đã được chốt sổ bảo hiểm xã hội, vì không nhận được cuộc gọi hay thông báo nào từ Viện Y dược học dân tộc TPHCM", chị M.T. nói.
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) chia sẻ, trước đây, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP, nếu viên chức tự ý nghỉ việc thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như: Khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc. Tuy nhiên, điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã bãi bỏ những quy định này.
Như vậy, hiện nay không còn quy định cụ thể về hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng. Ngoài ra, việc lấy lý do không tìm được người thay thế để "treo" đơn nghỉ việc của nhân viên nhiều tháng, mà không xác định mốc thời hạn giải quyết cụ thể, là bất hợp lý.
Viên chức, người lao động có thể làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng như: Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, để được can thiệp giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như Dân tríđã thông tin, ngày 1/12/2021, chị N.B. nộp đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, báo cáo với Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ thôi làm việc từ ngày 15/1/2022 (tức đúng 45 ngày sau khi nộp đơn theo Luật Lao động). Sau đó, Viện Y dược học dân tộc TPHCM viện dẫn "do yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế" và do viên chức "tự ý nghỉ việc", nên đơn xin nghỉ việc của chị B. không được giải quyết.
Sau hơn 2 năm bị "treo" đơn, cuộc sống gia đình nữ nhân viên y tế lao đao vì không xin được việc mới, không nhận được các khoản hỗ trợ thai sản khi sinh con, không được đóng bảo hiểm từ năm 2022.
Tương tự, chị M.T. cũng không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết nguyện vọng xin nghỉ việc từ đầu năm 2023 đến năm 2024, dù liên tục trình bày hoàn cảnh khó khăn. Hậu quả, nhiều tháng qua chị không có việc mới, cuộc sống và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng.