Thông tin trên được Sở Y tế TP.HCM chia sẻ trong sáng 25/10. TheệnhviệnChấnthươngChỉnhhìnhhơntuổiởTPHCMsắpthoátcảnhquátảwolfsburg – leverkuseno đó, Sở Y tế đã thống nhất với lãnh đạo Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM về phương án sử dụng cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học (201 Phạm Viết Chánh, quận 1, TP.HCM).
Trên thực tế, cơ sở tại 201 Phạm Viết Chánh đã bỏ trống, không sử dụng từ tháng 7/2021 sau khi Bệnh viện Truyền máu Huyết học chuyển về cơ sở mới ở huyện Bình Chánh.
Trong khi đó, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình đóng trên địa bàn quận 5 quá tải và xuống cấp nhiều năm qua. Nhiều người bệnh cảm thấy ám ảnh khi đến đây khám, điều trị hoặc cấp cứu, phẫu thuật do không gian chật chội, cũ kỹ, không đủ giường.
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, trung bình mỗi ngày có từ 1.000-1.200 lượt khám ngoại trú tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, 60% trong đó là tái khám. Tại các khoa nội trú, khoảng 500-600 lượt bệnh nhân điều trị mỗi ngày, trong đó khoảng 20% cần nằm dài ngày.
Do đó, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình sẽ sử dụng cơ sở cũ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học tại quận 1 để tái khám cho 500 lượt bệnh nhân, giảm tải khoảng 100 bệnh nhân nội trú. Phương án này đã được Sở Y tế TP.HCM chấp thuận.
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Truyền máu Huyết học và Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tổ chức bàn giao, tiếp nhận, quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản phải lập thành biên bản theo mẫu và hạch toán tài sản trên sổ sách kế toán, cập nhật biến động tài sản theo quy định.
Đồng thời, yêu cầu ban giảm đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình khẩn trương cho cải tạo, sửa chữa những nơi cơ sở 201 Phạm Viết Chánh đã xuống cấp, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế khi vận hành trở lại. Bố trí những trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tái khám và chăm sóc người bệnh nội trú, sẵn sàng phòng cấp cứu để sớm đưa cơ sở này đi vào hoạt động, cố gắng vào đầu tháng 11.
Trước đó, VietNamNetđã nhiều lần phản ánh về số phận long đong của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM với hơn 50 năm hoạt động và 13 năm dự án chỉ thấy trên giấy. Người bệnh, nhân viên y tế chịu rất nhiều thiệt thòi trong những năm qua.