Không tranh cãi,điềuchamẹcầnlưuýtrẻkiêngkịvàomùngTếtNguyênĐátoulouse – marseille bất hòa Từ xưa, người Việt Nam kiêng kị việc cãi nhau vào những ngày đầu năm vì cho rằng sẽ khiến các mối quan hệ trong cả năm luôn bất hòa, trúc trắc, không thể hợp tác. Vì vậy mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn hòa thuận. Kiêng nói những điều xui Ăn dở, bỏ thừa Đối với nhiều gia đình, chuyện con trẻ đến chơi nhà và thỏa sức ăn uống không có gì đáng bận tâm. Nhưng dù món ăn ngày Tết thế nào, cần lưu ý con trẻ tránh ăn nhè, nhả bã, bỏ phí; không đảo thức ăn, khuấy, dùng đũa chọc... Hãy để trẻ được ngồi vào chỗ dành cho mình và ăn uống một cách từ tốn. Làm vỡ đồ dùng Hầu hết mọi người đều cảm thấy không thoải mái khi có đồ vật nào đó đổ vỡ trong ngày đầu năm. Bởi vậy, nếu muốn đưa trẻ đến chơi nhà người khác, hãy dặn dò trẻ tránh xa những chiếc ly thủy tinh, bàn kính, tủ kính… là những đồ vật rất dễ vỡ nhất. Đòi bao lì xì Nhiều trẻ lớn đã biết tiêu tiền thường khó cưỡng lại với những đòi hỏi không phải phép chẳng hạn đòi bằng được bao lì xì. Do đó, ngay từ khi còn ở nhà, bạn nên dạy trẻ tiết chế, tránh lối hành xử thiếu lễ độ này bằng những lời răn dạy thật cứng rắn và dứt khoát. Xưng hô thiếu lễ phép Chủ nhà sẽ cảm thấy mình không nhận được sự tôn trọng khi đứa trẻ đến thăm nhà đầu năm đã xưng hô bỗ bã, cộc lốc, “thiếu trước hụt sau”. Để dạy bảo trẻ biết kính trên nhường dưới không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần cả một quá trình. Người lớn cần kiên nhẫn dạy bảo và làm gương cho trẻ thì chắc chắn trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe và vâng theo. Doãn Hùng (sưu tầm) Học trò khai bút đầu xuân như thế nào?Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu năm học mới suôn sẻ. |