Chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức_kết quả bóng đá ý 2

Hội thảo trực tuyến Future Banking & Financial Services do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) phối hợp với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức ngày 7/10.

Hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số ngành tài chính,ểnđổisốngànhtàichínhngânhàngvẫncònnhiềutháchthứkết quả bóng đá ý 2 ngân hàng, hướng tới cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ số” bàn nhiều vấn đề trong chuyển đổi số ngành tài chính ngân hàng cũng như các xu hướng, sản phẩm dịch vụ mới có thể phổ biến trên thị trường dịch vụ tài chính quốc tế và ở Việt Nam trong một vài năm sắp tới.

Dư địa tăng trưởng còn lớn

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đánh giá, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành tài chính – ngân hàng nhưng cũng là tác nhân thúc đẩy tiến trình số hóa diễn ra nhanh hơn. Việc ứng dụng công nghệ số đã tạo ra nhiều giá trị mới như trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều dịch vụ sáng tạo và an toàn bảo mật hơn.

{keywords}
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. Ảnh chụp màn hình

Theo ông Hùng, các ngân hàng thương mại có những chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh và vận hành tác nghiệp. Cuộc đua về digital bank đang diễn ra khá sôi nổi. Ứng dụng ngân hàng di động nay đã được nâng cấp lên thành ứng dụng ngân hàng số với đầy đủ tính năng. Dịch vụ ngân hàng đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, kết hợp với các lĩnh vực, ngành nghề để xây dựng hệ sinh thái thông minh.

Nhờ chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn mà các hoạt động ngân hàng "không tiếp xúc" cũng trở nên phổ biến hơn, việc sử dụng dịch vụ online của khách hàng dần trở thành thói quen. Ngay trong đại dịch, hàng loạt ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng đã tích hợp dịch vụ đi chợ online để đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu đảm bảo an toàn của thực tiễn, gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng. Điều trước đây chưa hề có.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng nhìn nhận, chuyển đổi số tại các ngân hàng Việt Nam còn chưa có tính tổng thể. Năng lực về hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng kịp tốc độ ứng dụng công nghệ số, một số ngân hàng đã tiếp cận dịch vụ điện toán đám mây, song vẫn còn những tranh luận liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới này. 

Nhận định chung về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ông Vũ Viết Ngoạn, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng không gian cho đổi mới sáng tạo, cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính còn rất lớn. “Hiện có tới gần 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh nhưng chỉ khoảng 20% giao dịch ngân hàng trực tuyến và ứng dụng kỹ thuật số. Dư địa chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư còn lớn hơn nữa nếu so sánh với mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trong khu vực”, ông Ngoạn nói.

Tư duy mới về chiến lược và mô hình kinh doanh

Theo ông Phạm Quang Minh, Tổng giám đốc Mambu Việt Nam, các ngân hàng truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức hơn bao giờ hết và đòi hỏi phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. “Người chiến thắng sẽ là người đưa ra các trải nghiệm khách hàng tốt nhất”, ông Minh nói.

Vị chuyên gia này phân tích, thị trường thay đổi bởi tác động từ chính sách quản lý Nhà nước và hành vi người tiêu dùng. Ông Minh dẫn chứng, các thay đổi chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính trong 2 năm qua còn nhanh hơn 10 năm trước đây.

Thị trường với sự phát triển nhanh của nền tảng số cộng với đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn hành vi người tiêu dùng mà bình thường phải mất hàng thập kỷ.

{keywords}
Các ngân hàng cần chuyển đổi số để đáp ứng được thay đổi

“Sự thay đổi này tạo ra một cơ hội rất lớn cho ngành dịch vụ tài chính. Cơ hội tiếp cận, tổng hợp và phân tích dữ liệu người dùng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân đặc biệt trên các dịch vụ tài chính nhúng và các nền tảng số”, ông Minh nhấn mạnh.

Để đáp ứng được sự thay đổi, các ngân hàng phải chuyển đổi số. Nhưng ông Phạm Quang Minh nhấn mạnh, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là công nghệ số hóa mà là thay đổi toàn diện về chiến lược và mô hình kinh doanh, có những tư duy hoàn toàn mới.

“Thành công không chỉ là vấn đề công nghệ mà là mô hình kinh doanh tạo được sự đột phá, sáng tạo”. Ông Phạm Quang Minh cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ trong việc triển khai chuyển đổi số để tạo ra các giá trị mới bởi các công nghệ mới như AI, Bigdata, IoT.. sẽ tạo ra nguồn tài nguyên mới khổng lồ đó là dữ liệu. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đó là việc quản lý và sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Việt Nam còn ở mức sơ khai.

"Các tổ chức tài chính phải có các chiến lược về dữ liệu một cách hiệu quả để có thể lưu trữ kể cả các dữ liệu không cấu trúc. Khi dữ liệu được phân tích sẽ tạo ra phân khúc khách hàng và các dịch vụ mới và trải nghiệm cá nhân hóa', ông Minh nói.

Trong khuôn khổ sự kiện, IDG đã công bố và trao giải thưởng Dịch vụ tài chính tiêu biểu 2021. Đây là giải thưởng thường niên được IDG Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức thường niên từ năm 2020.

Năm 2021, Ban Tổ chức đã tổ chức trao giải cho 6 công ty chứng khoán; 6 công ty bảo hiểm nhân thọ và 8 công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Các đơn vị được lựa chọn lần lượt theo các hạng mục như: Công ty có ứng dụng CNTT – chuyển đổi số tiêu biểu; Công ty được khách hàng hài lòng về trải nghiệm số; Công ty có sản phẩm dịch vụ sáng tạo tiêu biểu.
Cúp C1
上一篇:Việt Nam says Cambodia should share information on Funan Techo Canal on Mekong River
下一篇:Xem trực tiếp Copa America 2019 tại Clip TV