Tấm huy chương tặng mẹ của cậu học trò nghèo Bắc Ninh_tỷ số koln
Đỗ Đức Mạnh (Trường THPT Chuyên Bắc Ninh) là 1 trong 4 học sinh của Việt Nam vừa đoạt huy chương trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu năm 2020. Em đã đóng góp vào thành công chung của đoàn Việt Nam bằng tấm huy chương Đồng.
Đi thi với một quyết tâm cao và nhiều kỳ vọng,ấmhuychươngtặngmẹcủacậuhọctrònghèoBắtỷ số koln Mạnh cho rằng kết quả này chưa thực sự như những gì em mong đợi, nhưng đây vẫn là một món quà đặc biệt em muốn dành tặng đến cho người mẹ của mình.
Đỗ Đức Mạnh sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Mẹ của em mắc phải căn bệnh ung thư thanh quản, không thể nói được. Vì sức khoẻ yếu, cả hai mẹ con phải sống nương tựa vào số tiền trợ cấp thương binh ít ỏi của ông ngoại và tiền đi làm thêm, ai thuê gì làm nấy, của bà ngoại.
Mạnh được đi học một phần nhờ vào chính sách miễn giảm học phí đối với gia đình thuộc hộ nghèo và học bổng khoảng 2 triệu đồng/tháng từ nhà trường. Khó khăn và thiếu thốn, Mạnh luôn tự nhủ bản thân phải thật cố gắng.
Đỗ Đức Mạnh cùng thầy chủ nhiệm Phạm Đình Hiệp
Hội tụ đủ yếu tố để trở nên xuất sắc
Lên lớp 9, Đức Mạnh dần bộc lộ năng khiếu đặc biệt ở bộ môn Vật lý. Thấy học trò có khả năng, thầy cô Trường THCS Tiên Du đã khích lệ và khơi dậy niềm đam mê trong em đối với môn học này.
Thời điểm ấy, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh có chủ trương tạo điều kiện cho 8 trường THCS trọng điểm được mời thầy cô của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đến dạy các chuyên đề bồi dưỡng. Đây là bước tạo nguồn học sinh giỏi từ sớm, mang tính liên thông qua hai cấp.
Được học kiến thức với mức độ cao hơn, Mạnh càng trở nên hứng thú. Thầy tổ trưởng tổ Vật lý của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh khi tiếp xúc với Mạnh, thấy cậu học trò thông minh, có tư chất tốt, đã động viên em thi vào trường chuyên của tỉnh.
Năm đó, Mạnh được lựa chọn tham gia vào kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn Vật lý và giành được giải Nhì. Em tiếp tục thi và đỗ vào lớp chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh với kết quả rất cao.
Đến lớp 10, khi được học chuyên sâu hơn về Vật lý, niềm đam mê đó của Mạnh càng lớn hơn. Mạnh yêu thích môn học này bởi em được thoả sức sáng tạo và giải quyết các vấn đề có tính ứng dụng cao trong thực tế.
Thầy giáo Ngô Văn Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đánh giá “Ở Mạnh hội đủ ba yếu tố để tạo nên một học sinh xuất sắc. Đó là Mạnh có năng khiếu về các môn tự nhiên, tư duy khoa học sắc sảo. Em cũng có niềm đam mê chinh phục đỉnh cao và phong độ học tập ổn định”.
Nhờ vậy, năm lớp 10, Mạnh đã giành huy chương Đồng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ. Đến năm lớp 11, em đoạt giải Nhì kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý và lớp 12 là giải Nhất quốc gia. Mạnh cũng là thí sinh duy nhất của Bắc Ninh vượt qua vòng thi chọn đội tuyển Olympic khu vực và quốc tế.
Có một người thầy giống như cha
Năm nay, kỳ thi Olympic Vật lý châu Á và Olympic Vật lý quốc tế không diễn ra. Do đó, Olympic Vật lý châu Âu là cuộc thi duy nhất của môn Vật lý ở cấp độ châu lục và quốc tế. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi được diễn ra bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của 57 quốc gia.
Thầy Hiệp luôn đồng hành cùng Mạnh
Được chọn vào đội tuyển quốc gia, Mạnh khăn gói ra Hà Nội cùng ôn luyện.
Những ngày đi học xa nhà, khi các bạn có bố mẹ đồng hành, thì mẹ của Mạnh không thể sát cánh cùng con. Thương học trò hoàn cảnh khó khăn, thầy Phạm Đình Hiệp, chủ nhiệm lớp chuyên Lý đã cùng em lên Hà Nội.
Thầy Ngô Văn Bình kể lại “Thầy Hiệp luôn sát sao với Mạnh ngay từ năm lớp 10. Vì thế, kết quả học tập qua từng năm của Mạnh đều có sự tiến bộ đáng kể”.
Đồng hành với học trò trong suốt 3 năm học, dù không nói ra nhưng với thầy Hiệp, Mạnh giống như một người con. Hai thầy trò có thể cùng ngồi với nhau để học và nghiên cứu tới hết cả đêm.
Còn với Mạnh, thầy Hiệp cũng là một người thầy đặc biệt. “Hai thầy trò có thể cùng đi ăn, cùng chia sẻ những định hướng trong tương lai của em. Dù khi lên đội tuyển trên Hà Nội, thầy không còn dạy em nữa nhưng thầy vẫn luôn sát cánh động viên và dặn dò cái này, cái kia”, Mạnh kể lại.
Thầy Hiệp cũng là người duy nhất Mạnh có thể mở lòng chia sẻ mọi thứ.
“Em không phải là người thích chia sẻ. Áp lực, mệt mỏi, em cũng không hay nói với mẹ và bà. Em không muốn ông bà và mẹ phải suy nghĩ nhiều thêm nữa”.
Đỗ Đức Mạnh (thứ hai bên phải) cùng đoàn trong lễ xuất quân
Không có bí quyết gì đặc biệt
Những năm cấp 3 đi học cách nhà 14 km, Mạnh thường chỉ tranh thủ về qua nhà một lúc, sau đó trở lại trường. Trung bình mỗi ngày, Mạnh dành từ 8-10 giờ để học tập và nghiên cứu tại liệu trên mạng.
Đạt nhiều thành tích cao trong môn Lý nhưng Mạnh nói em không có bí quyết gì đặc biệt. Phương pháp học của em đơn giản là tập trung nghe các thầy, cô giáo giảng bài trên lớp, về nhà tự tìm tòi thêm các tài liệu từ sách vở, internet để củng cố kiến thức.
Với những bài khó, em thường tập trung cao độ để giải quyết. Nếu cảm thấy quá sức, em sẽ trao đổi với thầy cô để tìm lời giải và tuyệt đối không tạo áp lực cho bản thân.
Mặc dù trong cuộc thi lần này không đạt được huy chương như kỳ vọng, nhưng Mạnh cho biết, được tham dự kỳ thi đã là phần thưởng lớn đối với em.
Với những thành tích này, Đỗ Đức Mạnh sẽ được tuyển thẳng vào các trường đại học theo nguyện vọng. Mạnh đang phân vân giữa ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Y Hà Nội.
"Em đang cùng thầy suy nghĩ để lựa chọn ra ngôi trường phù hợp nhất. Trong thời gian tới, em sẽ tập trung nâng cao khả năng Tiếng Anh để tìm kiếm cơ hội du học ở những quốc gia phát triển", Mạnh nói.
Thúy Nga
Tấm huy chương Vàng của cậu học trò được thầy cô 'săn lùng'
Được thầy cô của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên “săn lùng” từ năm lớp 9, khi còn đang theo học tại cấp 2 trường Ams, Nguyễn Hoàng Dương đã làm nên điều lịch sử.