您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
Trẻ bị tác động tâm lý thế nào sau vụ cháy chung cư mini Khương Hạ?_xem tỷ số croatia
Cúp C13282人已围观
简介Trong số các bệnh nhi của vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, Thanh Xuân, nhi ...
Trong số các bệnh nhi của vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ,ẻbịtácđộngtâmlýthếnàosauvụcháychungcưminiKhươngHạxem tỷ số croatia Thanh Xuân, nhiều em có người thân trong gia đình đã mất, cũng có trường hợp chỉ còn một mình sống sót. Sau khi được giải cứu, các em bị ảnh hưởng tâm lý, không trò chuyện, tinh thần suy sụp.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, sang chấn tâm lý ở trẻ em phát sinh ngay sau khi nạn nhân trải qua các sự cố, thảm họa, ví dụ trực tiếp chứng kiến người thân qua đời hay nhìn thấy hình ảnh người thân bị mất trong tai nạn.
Sau tai nạn hoặc thảm họa, những biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ bị sang chấn tâm lý là dễ bị tổn thương, sợ hãi và lo âu; rối loạn giấc ngủ; cảm thấy tội lỗi, tự trách; tránh né mọi chi tiết gợi lại sự kiện; thu mình lại; buồn bã, cô độc, bất lực…
Tình trạng này có thể kéo dài trong thời gian ngắn khoảng một tuần đến một tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn, thậm chí kéo dài cả đời tùy từng mức độ.
Vì vậy, theo PGS Trần Thành Nam, cần đánh giá nguy cơ trong vòng 2 tuần sau thảm họa hoặc tai nạn xảy ra, khi nạn nhân đã được sơ cứu tâm lý và bình tâm để có khả năng tiếp cận.
Trong trường hợp trẻ có nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần, cần chỉ dẫn bệnh nhân đến các dịch vụ trợ giúp phù hợp.
Đối với những trường hợp nặng, có nguy cơ tự sát, cần ngay lập tức chuyển đến các cơ sở chuyên khoa để hỗ trợ cường độ cao.
“Vấn đề là sau thảm họa, các nạn nhân đều trải qua những mất mát khác nhau về kinh tế, người thân nên rất ít muốn tiếp xúc với người lạ. Vì vậy trước khi đánh giá, họ cần được sơ cứu tâm lý, hỏi thăm về tình hình chung của gia đình, ảnh hưởng của thảm họa với gia đình và đối tượng, thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với những tổn thất.
Việc đánh giá cũng phải được tiến hành trong những môi trường mang tính riêng tư, không bị gây phiền nhiễu bởi những tác động bên ngoài”, PGS Trần Thành Nam nói.
Theo ông Nam, việc hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân sau tai nạn, thảm họa cần phải làm thận trọng.
Cụ thể, cần tiếp cận nạn nhân một cách đầy tôn trọng. Nếu có thể, hãy tìm chỗ an toàn và yên tĩnh để nói chuyện; giúp nạn nhân cảm thấy dễ chịu bằng những hành động nhỏ, ví dụ đưa nước cho họ uống. Nếu nạn nhân đang bị sang chấn nặng, hãy cố gắng đừng để họ một mình và giúp họ trấn tĩnh.
Sau đó, người tiếp cận (có thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tâm lý…) hỏi về những nhu cầu và mối lo lắng của nạn nhân. Mặc dù một số nhu cầu có thể hiển nhiên như chăn đắp hoặc quần áo, nhưng hãy luôn hỏi nạn nhân xem họ cần gì và đang lo lắng điều gì. Tìm hiểu được điều gì là quan trọng nhất đối với họ lúc này, từ đó mới sắp xếp được các mối ưu tiên.
Ông Nam cũng cho rằng, người hỗ trợ không nên ép buộc nạn nhân phải nói. Thay vào đó, lắng nghe và giúp nạn nhân trấn tĩnh bằng việc ở bên đồng hành.
“Một số người trải qua thảm họa trở lên rất lo lắng và bối rối. Họ có thể bị lẫn lộn hoặc bị cảm xúc chi phối và có một số phản ứng về mặt cơ thể như run hoặc toát mồ hôi, khó thở hay tim đập nhanh.
Việc sơ cứu cần giúp nạn nhân trấn tĩnh trở lại cả về trí óc lẫn cơ thể bằng cách giữ giọng nói nhẹ nhàng và bình thản; cố gắng duy trì tiếp xúc mắt với nạn nhân; nhắc với nạn nhân rằng rất nhiều người đang ở đó để giúp họ và họ đang được an toàn”.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những nạn nhân nhận được sự hỗ trợ xã hội tốt sau thảm họa sẽ dễ vượt qua thảm họa hơn những nạn nhân không được hỗ trợ. Vì vậy, việc kết nối nạn nhân với người thân và trợ giúp xã hội là một phần quan trọng của việc trợ giúp tâm lý ban đầu.
Theo chuyên gia, trong giai đoạn này cần giữ trẻ em ở bên cạnh bố mẹ và người thân hoặc giúp nạn nhân liên hệ với bạn bè và người thân để được hỗ trợ, chia sẻ.
Ngoài ra, có thể đưa các nạn nhân lại cùng giúp đỡ lẫn nhau, chẳng hạn yêu cầu nạn nhân chăm sóc người già hoặc kết nối các nạn nhân không còn gia đình với các thành viên khác trong cộng đồng.
Theo thống kê, 1 giáo viên và 29 học sinh là nạn nhân của vụ cháy đêm 12/9 tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân. Trong đó, 10 học sinh không may thiệt mạng. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đây là sự mất mát lớn đối với ngành Giáo dục Thủ đô.
Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương cho hay nhiều học sinh bị sang chấn tâm lý nên cần được quan tâm, thăm hỏi, hỗ trợ tâm lý giúp các em sớm ổn định tinh thần.
Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“Xổ số 88”。http://vip.rgbet01.com/news/092b299859.html
相关文章
Bố mẹ chia tay 10 năm, con gái làm điều bất ngờ khiến ai cũng xúc động
Cúp C1Bố mẹ Rachel Gaede đã ly hôn năm 2018 và đến năm 2023, họ quay lại với nhauRachel Gaede (24 tuổi) có ...
【Cúp C1】
阅读更多Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng
Cúp C1Sau 6 lần đóng chung ở Ngườiphán xử, Quỳnh búp bê, Sinh tử, Phố trong làng, Làng trong phố và Gara h ...
【Cúp C1】
阅读更多Cảnh giác với chiến dịch tấn công mạng mới của nhóm APT MirrorFace
Cúp C1Cảnh báo về chiến dịch tấn công mạng của nhóm APT MirrorFace vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&a ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Kiên Giang: Ra mắt 26 biệt thự biển đẹp nhất Ha Tien Venice Villas, Ha Tien Venice Villas
- Đan Mạch, quốc gia bốn lần đứng đầu Chính phủ điện tử toàn cầu
- Nữ sinh được 7 trường đại học tuyển thẳng muốn trở thành quân nhân
- Khu đô thị mới ngập trong biển nước
- Suốt 30 năm chỉ được mẹ gắp cho miếng cánh vịt, cô gái khơi mào tranh cãi
- Thông tư 30: Bớt sổ sách giáo viên sẽ đồng thuận
最新文章
Xe container ‘Drift’ như phim hành động trên Quốc lộ 5
Chuyện ươm mầm ở trường tiểu học Úc
Phụ huynh choáng vì các khoản thu 'trên trời', Hải Dương yêu cầu trường báo cáo
Trấn Thành khóc không ngừng bên Isaac, Quang Hùng bùng cháy
Phương pháp điều trị viêm hạch ở nách
Lộ thông tin 300 triệu người Mỹ, công ty môi giới dữ liệu tuyên bố phá sản