Dưới đây là những thói quen có hại cho răng miệng mà nhiều người vô tình mắc phải và âm thầm hủy hoại hàm răng của mình hằng ngày.
Mẹ phát hiện con gái 3 tuổi bị ung thư vú nhờ những nốt đỏ
Ho quá nhiều,óiquenkhóbỏcủangườiViệtkhiếnrăngbịsâumạkết quả espanyol người đàn ông nôn ra cả 'cây phế quản' rồi qua đời
1. Đánh răng quá mạnh
Bạn có thể nghĩ rằng đánh răng mạnh mới loại bỏ được vi khuẩn và vết bẩn. Tuy nhiên, thói quen này có thể thực sự gây đau cho lợi và ảnh hưởng tới men răng. Nó có thể làm cho nướu bị tụt và để lộ chân răng dẫn tới răng nhạy cảm.
2. Đánh răng ngay sau khi ăn
Bạn nên chờ 30-40 phút để nước bọt trung hòa một cách tự nhiên độ pH thấp trong miệng gây ra bởi thực phẩm và đồ uống rồi mới đánh răng. Nếu đánh răng ngay, axit trong miệng được chải vào răng, gây mòn và mất lớp men răng khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu dần theo thời gian.
3. Đánh răng quá nhanh
Chải răng qua loa, vội vàng trong khoảng thời gian chưa đến 2 phút sẽ khiến hàm răng của bạn không được làm sạch và mảng bám thức ăn gần như vẫn còn nguyên.
4. Không dùng chỉ nha khoa
Chúng ta đều biết cần đánh răng 2 lần mỗi ngày nhưng ít người biết rằng dùng chỉ nha khoa cũng quan trọng không kém. Nó giúp loại bỏ thức ăn bám giữa các răng, từ đó ngăn ngừa vi khuẩn hình thành.
5. Bỏ qua mặt bên trong của răng
Thói quen chung của nhiều người là chải mặt trước của răng nhiều hơn so với những phần còn lại. Trong khi đó, hàm răng của chúng ta cần được làm sạch ở mọi nơi chứ không chỉ tập trung ở bất kỳ vùng nào. Do vậy, bạn cần chú ý chải sạch răng hàm và mặt bên trong của răng để không làm sót lại bất kỳ mảng bám thức ăn nào.
6. Sử dụng bàn chải cũ
Bạn không nên sử dụng bàn chải quá lâu vì nó sẽ có những vi khuẩn có hại dẫn tới nhiễm trùng. Một số nha sĩ còn đề nghị nên thay bàn chải đánh răng sau một đợt cảm lạnh. Ngoài ra, bàn chải đánh răng cũng thường không có tác dụng vì lông của chúng đã bị mòn đi theo thời gian.
7. Sử dụng bàn chải quá cứng
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải mềm cứng khác nhau, nhưng bạn nên chọn loại cứng vừa phải, có độ mềm mại nhất định. Lông bàn chải mềm có hiệu quả làm sạch tốt hơn loại cứng. Thậm chí, bàn chải cứng còn có thể làm hỏng cấu trúc răng và làm tổn thương lợi.
8. Không làm sạch lưỡi
Trên lưỡi của bạn có chứa rất nhiều vi khuẩn, và chúng là nguyên nhân gây ra hôi miệng cũng như các vấn đề khác. Bạn nên thêm động tác chải lưỡi nhẹ nhàng với bàn chải hoặc dụng cụ riêng vào hoạt động đánh răng hằng ngày và biến chúng thành thói quen.
9. Hay ăn vặt
Thường xuyên ăn vặt giữa các bữa là không tốt cho răng vì nó làm tăng sự tiếp xúc thực phẩm với răng do đó có thể khiến các mảng bám phát triển dẫn tới sâu răng.
Nếu bạn cần một bữa ăn nhẹ thì sau đó hãy thử ăn rau sống vì cách này giúp làm sạch răng một cách tự nhiên, hoặc ăn những loại hạt không có muối vì chúng chứa nhiều vitamin D và C giúp cho răng và nướu khỏe mạnh.
10. Trì hoãn những buổi khám răng
Nhiều người không có thói quen khám răng định kỳ mà không biết rằng nhiều bệnh trong miệng, bao gồm sâu răng, viêm nướu, ung thư, hoặc tiền ung thư... thường không có triệu chứng cảnh báo cho đến khi chúng đang ở giai đoạn tiến triển.
Tốt nhất, bạn nên đi khám răng miệng thường xuyên để không những duy trì sức khỏe răng miệng và tổng thể mà còn có thể điều trị kịp thời nếu không may bị bệnh nào đó ở miệng.
(Theo Dân Việt)
Nghiên cứu mới cho thấy mỗi chiếc điện thoại di động bẩn ít nhất hơn 6 lần so với bệ ngồi toa-lét và có thể bẩn hơn nữa tùy vào loại ốp lưng bạn chọn.
顶: 27445踩: 8
评论专区