Người dân trầm mình dưới nước giăng lưới bắt cá chình giống ở Phú Yên. Video: Phú Khánh.
Đêm tháng Chạp,ầmmìnhdướinướcthâuđêmvợchồngPhúYênkiếmtiềntriệudịpcậnTếlịch bongs đá việt nam ông Huỳnh Ngọc Thoại, 64 tuổi, ở xã An Thạch, huyện Tuy An, cùng vợ vận thêm áo khoác ra khúc sông Cái, bắt cá chình giống. Vừa tới nơi, người phụ nữ kiểm tra lại số dụng cụ gồm lưới mùng, thanh tre, sợi dây kẽm, vợt, thau….
Giăng lưới mùng dài hơn một mét, ông Thoại đính chúng vào hai thanh tre. Cạnh đó, người vợ dùng sợi dây kẽm buộc chặt theo chiều dài tấm lưới để giữ lưới được căng ra. Khi dụng cụ đã chắc chắn, vợ chồng bắt đầu hành trình trầm mình dưới nước, xuyên đêm săn lộc là những con cá chình giống.
Giữa khúc sông khi nước đã cạn, ông Thoại và vợ nắm giữa thanh cây ở hai đầu lưới, mò mẫm dưới sông. Họ khom người xúc một đầu lưới xuống nước rồi kéo lên, sau đó rọi đèn pin vào cho tới khi thấy cá xuất hiện thì dùng vợt xúc vào xô, hoặc thau đựng. Cứ thế, công việc này được vợ chồng ông Thoại lặp đi lặp lại suốt đêm tới rạng sáng.
Trầm mình dưới nước bắt cá chình giống
Mùa cá chình giống xuất hiện vào tháng 11 kéo dài đến tháng 2 âm lịch. Nơi cá này xuất hiện nhiều tại sông Cái là đoạn từ đập Tam Giang đến kè Bình Thạnh, huyện Tuy An. Không chỉ vợ chồng ông Thoại, mùa này, cả khu vực lấp lánh ánh đèn đội khi nhiều người dân tập trung tới đây bắt cá chình giống. Tiếng người nói cười, xua tan màn đêm tĩnh mịch.
Vừa thu được mẻ cá vào lưới, ông Thoại, bảo công việc này không quá vất vả, song phải thức đêm. Mỗi tối, vợ chồng bắt đầu giăng lưới lúc 19h đến khoảng 3h sáng hôm sau, rồi đưa về bán cho thương lái với giá 2.000-3.000 đồng một con tùy lớn nhỏ.
“Có hôm, gặp luồng thì cá vào lưới nhiều, lắm khi bắt được 500 con một đêm, bán cho thương lái được một triệu đồng, nhưng có ngày chỉ vài con”, ông Thoại nói thêm rằng bản thân tranh thủ đi làm đêm để kiếm tiền, còn ngày ngủ bù, vì mỗi năm chỉ được một mùa.
Trầm mình nhiều giờ dưới nước, ông Lê Hải Nam, 50 tuổi, cho biết cá chình giống nhỏ như cây kim may, hay như cây tăm xỉa răng, thi thoảng mới có con to bằng đầu đũa. Giống cá này có đặc tính bơi ngược sông, nên dùng lưới để thu.
Theo ông Nam, công việc này không quá nguy hiểm, nặng nhọc. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt thì phải thức đêm nên hôm sau phải ngủ bù, hoặc có hôm gặp mưa gió trong điều kiện trầm mình dưới nước nhiều giờ nên cũng mệt mỏi. “Mùa bắt cá chình giống mỗi năm chỉ một lần nên mọi người xem đây như món lộc trời ban tặng. Tất cả đều tranh thủ đi làm kiếm thêm thu nhập”, ông Nam nói.
Theo khoa học, cá chình là loài di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông và lớn lên trên sông. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ.
Những ngày cuối năm, người dân ở đây tranh thủ đi bắt cá chình giống để bán cho thương lái. Họ thức đêm nhiều có phần cực nhọc, song vẫn muốn có thêm thu nhập để mong rằng có một cái Tết trọn vẹn hơn.
Những người 'bán sức' xuyên đêm, vác cả tấn hàng lo cái Tết no đủ
Những ngày giáp Tết, người lao động tự do, cửu vạn lại đổ về chợ đầu mối lớn nhất Nghệ An để tìm việc, mưu sinh xuyên đêm mong có thêm thu nhập trang trải cho cái Tết cận kề.