Hơn 10 năm theo nghề,ướngdẫnviênViệtkểchuyệnbấtngờkhidẫntourchotỷphúnướcngoàkeonhacasi hướng dẫn viên du lịch Vũ Ngọc Sơn (34 tuổi, ngụ tại TP Hà Nội) cho biết trải nghiệm khiến anh cảm thấy vừa thích thú, vừa hồi hộp nhất chính là cơ hội được đón tiếp những đoàn khách cao cấp từ nước ngoài.
Danh sách khách VIP mà Sơn từng đón tiếp có thể kể đến như ông Arne Jan Flolo, đại sứ Na Uy tại Myanmar, ông Clive Alderton, Thư ký riêng của Vua Charles III ở nước Anh, ông Clive Alderton... Anh cũng từng là hướng dẫn viên du lịch cho ông Craig Silliman, phó chủ tịch Công ty viễn thông Verizon Global Services và con trai, con gái của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev.
Để được chọn là người tiếp đón những vị khách cao cấp này, Sơn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với trình độ ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn thành thạo. Ngoài ra, lý lịch của anh phải "sạch". Công ty sẽ tìm hiểu cách anh ứng xử với đồng nghiệp để đánh giá về tính cách.
Kể về lần đầu đón khách VIP, Sơn chia sẻ bản thân không tránh khỏi lo lắng, bởi công việc yêu cầu tác phong chuyên nghiệp hết mức có thể. Cảm giác khi làm việc hoàn toàn không giống với lúc dẫn những tour thông thường.
Trước mỗi chuyến đi, công ty sẽ cung cấp cho anh thông tin về tên, chức danh, quốc tịch, yêu cầu của khách hàng nhưng tuyệt đối không tiết lộ toàn bộ lịch trình của họ. Anh phải chủ động tìm hiểu về văn hóa, kinh tế, lịch sử ở quốc gia của khách hàng để trò chuyện một cách tự nhiên.
Sơn sẽ được đưa đến sân bay bằng một chiếc xe sang, để đón những vị khách vừa bước xuống từ chuyên cơ riêng.
"Một số người còn có vệ sĩ đi cùng. Vậy nên bản thân cảm thấy khá hồi hộp, tim đập nhanh, tôi luôn tự nhắc mình phải cẩn thận và chú ý cao độ. Tôi cũng không được tự ý chụp ảnh và đăng tải nó lên bất cứ đâu mà không được sự cho phép từ họ", Sơn nói.
Một trong những kỷ niệm khiến anh bất ngờ nhất chính là hình ảnh các con của Tổng thống Azerbaijan bước xuống chuyên cơ riêng ở Hà Nội, với trang phục giản dị. Họ đã cùng đi dạo phố, ngắm cảnh, ăn những món đặc sản và ghé thăm khu chợ địa phương.
"Tôi từng chứng kiến Thư ký riêng của Vua Charles III cắt tóc trên vỉa hè, một tỷ phú (giấu tên) ngồi uống cà phê trên chiếc ghế nhựa bình dân, ngắm nhìn vẻ đẹp của nhịp sống Hà Nội buổi sáng. Họ đều cảm thấy rất thích thú với những trải nghiệm mà cuộc sống giàu có trước đây chưa từng mang lại", nam hướng dẫn viên kể.
Theo Sơn, những vị khách cao cấp anh từng gặp đều có một điểm chung là luôn cư xử rất lịch thiệp và đúng mực với những người xung quanh.
"Họ rất hạn chế làm phiền người khác, dù cho đối phương đang phục vụ họ. Ngoài ra, từ cách ăn uống, chọn trang phục, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp của những vị khách này luôn khiến tôi nể phục và học hỏi được rất nhiều", Sơn bộc bạch.
Chia sẻ về công việc hướng dẫn viên, chàng trai cho hay không chỉ đối với khách VIP, anh luôn phải giữ tác phong chuyên nghiệp ở mọi tour mà mình đón tiếp. Hằng tháng, nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho Sơn thu nhập trung bình khoảng 20-30 triệu đồng.
"Công việc này đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, nhiều ngày không được về nhà nên phải ai yêu thích lắm mới làm được. Thời gian đầu mới theo nghề, chưa thích ứng được với công việc, tôi đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề.
Tuy nhiên, thứ níu chân tôi ở lại chính là cơ hội được tự do trải nghiệm, đi nhiều nơi, gặp nhiều người và học được rất nhiều thứ. Đến giờ, dù đi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa thôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của quê hương. Nhiều du khách đến đây, hầu như đều bày tỏ rằng họ không ngờ Việt Nam lại tươi đẹp và yên bình đến thế", anh Sơn trải lòng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)