Theànẩnởtrẻsơsinhkhinàocầnphẫuthuậkeonhacai5o dõi sớm phát hiện nguy cơ Theo PGS Hoa, tinh hoàn ẩn là một dị tật bẩm sinh khá phổ biến. Khi mới phát hiện tinh hoàn ẩn, trẻ sẽ được bác sĩ theo dõi. Thông thường, sau 1 tháng tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu, trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, có những trẻ theo dõi đến tháng thứ 6, tinh hoàn vẫn chưa di chuyển từ bụng xuống bìu thì trẻ sẽ cần phải làm phẫu thuật để đưa chúng về đúng vị trí. Tại Bệnh viện Việt Đức, trẻ thường được phẫu thuật trước 8 tháng tuổi. "Các trường hợp tinh hoàn ẩn hầu hết được phát hiện ngay từ khi sau đẻ, khi bác sĩ nhi khoa khám cho trẻ sau sinh. Vấn đề quan trọng là phải theo dõi quá trình trở về vị trí vốn có của tinh hoàn để phòng nguy cơ", PGS Hoa thông tin. Theo đó, PGS Hoa cảnh báo, trẻ bị tinh hoàn ẩn có thể gặp nguy cơ xoắn tinh hoàn. "Trong quá trình di chuyển từ bụng xuống bìu, tỉ lệ xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh khá hay gặp. Trong khi đó ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng xoắn tinh hoàn khó phát hiện do trẻ chưa biết nói, chỉ vị trí cơn đau", PGS Hoa cho biết. Trước đó, khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh của bệnh viện đã cấp cứu trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi, sinh non, yếu, bé chỉ được 3kg. Bệnh nhi được đưa vào viện, liên tục khóc, đau, ở bìu có khối sưng to. Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ nghĩ đến thoát vị bẹn. Khi được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, bác sĩ xác định bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn. "May mắn, trường hợp này phát hiện sớm, nên được kịp thời phẫu thuật gỡ xoắn, giữ lại tinh hoàn", PGS Hoa cho biết. Một trường hợp khác, bệnh nhi 2 tháng tuổi vào viện muộn hơn, phải cắt bỏ bên tinh hoàn bị xoắn. Bệnh nhân này khi mới sinh cũng được chẩn đoán tinh hoàn ẩn, theo dõi đợi tinh hoàn xuống bìu. Khi được 2 tháng tuổi, bệnh nhi khóc nhiều, sưng phần bẹn, khi vào viện thời gian xoắn quá lâu, không cứu được tinh hoàn. PGS Hoa lưu ý, những trẻ được chẩn đoán tinh hoàn ẩn cần theo dõi chặt. Trong quá trình này, trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đi khám. Khi qua 6 tháng tuổi, tinh hoàn vẫn chưa về đúng vị trí sẽ cần chuẩn bị phẫu thuật. "Chúng tôi thường thực hiện các ca phẫu thuật tinh hoàn ẩn khi trẻ được 8 tháng tuổi. Không nên để lâu hơn vì càng để lâu, nguy cơ ảnh hưởng chức năng của tinh hoàn càng cao", PGS Hoa cảnh báo. Nhiều dị tật khó phát hiện Theo PGS Hoa, tinh hoàn ẩn ở trẻ gặp khá phổ biến nhưng dễ phát hiện. Có nhiều dị tật khác ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không dễ phát hiện do triệu chứng không đặc thù. Như các dị tật tiết niệu sinh dục ở trẻ nếu không có biểu hiện ra ngoài thì rất khó phát hiện để điều trị sớm. Các bệnh như thận ứ nước, nhiễm trùng tiết niệu… để lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ, lớn lên gây ra tình trạng suy thận. Đây là bệnh lý đứng số 1 trong số các dị tật bẩm sinh hiện nay. Trong đó, dị tật lỗ đái thấp chiếm tỷ lệ 1/300 trẻ nam. Can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tránh được nhiều nguy cơ như nhiễm trùng tiết niệu, ảnh hưởng tới cấu trúc của bộ phận sinh dục. Nhằm tư vấn người dân biết cách phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ, Bệnh viện Việt Đức tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Thời gian: Từ 7h30 - 16h00 ngày 27/5/2023 (Thứ Bảy) Địa điểm: Phòng khám số 258 - Tầng 2 nhà C2 - Khu Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Đức. Phụ huynh có thể liên hệ qua tổng đài 19001902 để đăng kí khám cho trẻ. Trẻ sẽ được bác sĩ khám, tư vấn, chụp X-quang và siêu âm miễn phí nhằm phát hiện các bệnh lý thường gặp như: Phát hiện sớm các khối u; các dị tật sinh dục (lỗ tiểu lệch thấp, lệch cao, tinh hoàn ẩn, chít hẹp bao quy đầu…); các bệnh lý thận tiết niệu; bệnh lý tiêu hóa (táo bón, dị tật hậu môn, các khối u bẩm sinh…); các dị tật tay, chân, lồng ngực (thừa ngón, biến dạng chi, lõm lồng ngực)... Tại Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh mỗi năm thực hiện khám bệnh cho khoảng 10.000 trẻ và thực hiện trung bình 2.000 ca mổ/năm, trong đó có nhiều trường hợp bệnh lý phức tạp. |