Trong những ngày qua,ừchốiđóngtiềntựnguyệnphụhuynhởHàNộibịlăngmạsoi kèo malaysia trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh xôn xao bàn tán câu chuyện một người mẹ bị thóa mạ trong nhóm trao đổi chung của lớp do từ chối đóng khoản tiền tự nguyện do hội phụ huynh đưa ra. Người mẹ này có con trai đang học lớp 10 tại Trường THPT Trương Định, Hà Nội.
Theo phản ánh của vị phụ huynh này thì, trong buổi họp đầu năm, hội phụ huynh của lớp đề nghị các phụ huynh đóng 1,5 triệu đồng tiền quỹ mỗi em. Tuy nhiên, một số phụ huynh đã phản đối vì cho rằng số tiền này quá cao. Vì thế, hội đã đi đến thống nhất sẽ thu tiền quỹ là 700.000 đồng.
Trong số các khoản được hội phụ huynh liệt kê, phụ huynh này cho rằng có những khoản không đúng với những tiêu chí dành cho học sinh của lớp như: Đại hội Đoàn, sinh hoạt dưới cờ,... Người mẹ này cũng đã xin giải trình nhưng không nhận được câu trả lời. Vì vậy, chị từ chối tham gia đóng góp vào quỹ này, mà chỉ đóng 237.000 đồng (bao gồm 100.000 tiền photo và 137.000 cho tiền sinh hoạt lớp). Hội phụ huynh cũng đã đồng ý trả lại cho chị 500.000.
Tuy nhiên, hôm sau khi đi học, con chị lại bị các bạn trêu chọc vì “chỉ đóng hơn 200.000 tiền quỹ”. Phản ánh tới ban phụ huynh, chị yêu cầu nếu 137.000 không để làm gì thì sẽ lấy lại. Chị cũng từ chối các hoạt động tập thể dùng đến tiền quỹ không phải do nhà trường tổ chức.
Trước phản hồi này, phụ huynh nói trên đã bị xóa tên khỏi nhóm chung của lớp, đồng thời bị nhiều phụ huynh khác lăng mạ, mỉa mai: “Đừng biến mình thành con rắn độc lên mặt dạy đời ai”, “Hãy giữ cho con mình chút sĩ diện còn lại, đừng cướp mất tuổi thơ của chúng nó vì sự ngông cuồng của mình”, “Thật ghê tởm cho con người đó”,…
Trường THPT Trương Định (Hà Nội).
Trao đổi với VietNamNet,thầy Lê Việt Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định cho biết, ngày 29/9, nhà trường đã nhận được đơn thư phản ánh do vị phụ huynh này gửi tới. Trong thư, nữ phụ huynh cũng đã chia sẻ về những áp lực của bản thân và con trai sau vụ việc.
“Trên tinh thần luôn đồng hành cùng phụ huynh, học sinh, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những phản ánh, từ đó sẽ có hướng giải quyết cụ thể”.
Theo ông Dương, do vấn đề này có liên quan trục tiếp đến học sinh, để tránh ảnh hưởng không tốt tới học trò, nhà trường đã ngay lập tức tìm cách xử lý.
Cụ thể, sáng 30/9, cô hiệu phó đã phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm em T.A tới để trò chuyện cùng các em học sinh của lớp. Thay vì trách phạt, các cô giáo đã có những chia sẻ, động viên, làm khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong phạm vi lớp học.
Ông Dương cho biết, sau sự việc, học sinh T.A có nghỉ học một ngày. Nhưng sau khi được động viên bởi các cô giáo, em đã quay trở lại lớp học tập bình thường.
Về phía phụ huynh, theo ông Dương, nhà trường cần thời gian để tìm hiểu, làm rõ sự việc theo đúng quy trình, từ đó sẽ đưa ra các giải quyết hợp tình, hợp lý.
“Đầu mỗi năm học, Ban Giám hiệu thường dành từ 30 – 45 phút để nói chuyện, tìm hiểu tâm tư của các bậc phụ huynh. Chúng tôi cũng hiểu, với những gia đình có điều kiện kinh tế, khoản đóng góp này có thể không đáng kể gì, nhưng với nhiều gia đình khó khăn, đó lại là một số tiền lớn. Chính vì vậy, mong muốn biết được số tiền bỏ ra sử dụng vào mục đích gì là chính đáng.
Sự việc này xảy ra có thể do sự trao đổi giữa các phụ huynh chưa thực sự rõ ràng, từ đó đã gây ra sự hiểu lầm. Nhà trường sẽ tiếp tục lắng nghe phụ huynh và có hướng giải quyết cụ thể”, ông Dương nói.
Thúy Nga
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cho rằng, vai trò và trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh đã được nêu rất rõ tại Luật Giáo dục.
顶: 2踩: 5
评论专区