Người phụ nữ mang thai lần đầu,ứuthainhituầntuổigặpbấtthườngởbảng xếp hạng siêu cúp nam mỹ dõi thai kỳ tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội từ mốc 26 tuần, sức khỏe mẹ và thai nhi đều bình thường. Tuy nhiên, qua siêu âm thai mốc 32 tuần, bác sĩ xác định có hình ảnh phình vách liên nhĩ ở vị trí lỗ bầu dục.
Các bác sĩ chuyên khoa Sản và Tim mạch Nhi kết hợp siêu âm tim cho thai nhi, chẩn đoán lỗ bầu dục nhỏ, có nguy cơ đóng sớm. Bác sĩ chỉ định theo dõi sát, với mục đích vừa giữ được thai nhi ở trong bụng mẹ lâu nhất có thể, vừa đảm bảo an toàn cho bé chào đời.
Tiến sĩ Lê Ngọc Lan, bác sĩ nhi khoa chuyên sâu trong lĩnh vực tim mạch, cho biết lỗ bầu dục (PFO) là một lỗ thông giữa hai buồng nhĩ (tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái) của tim thai nhi. Đây là một cấu trúc cần phải có trong thời kỳ bào thai giúp máu lưu thông nuôi cơ thể, khi thai nhi còn phụ thuộc vào tuần hoàn mẹ. Lỗ bầu dục phải tồn tại suốt thời kỳ bào thai với kích thước đủ rộng và sẽ đóng lại sau khi em bé được sinh ra từ vài ngày đến vài tháng. Nếu lỗ bầu dục này nhỏ, đóng sớm trong thời kỳ bào thai sẽ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng của thai nhi.
Khi thai nhi được hơn 35 tuần, nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm trên siêu âm tim thai, bác sĩ Hồ Văn Thu, Trưởng khoa Sản và Phụ khoa, đã chỉ định mổ cấp cứu, kịp thời đón em bé chào đời. Sau sinh, em bé khóc to, nhưng thở không đều, gắng sức, da nhợt, gan to, SpO2 (chỉ số oxy máu) 75-80%, được đưa vào phòng chăm sóc tích cực sơ sinh. Hai ngày sau, sức khỏe em bé trở lại bình thường, hai mẹ con xuất viện.