Ngày 10/9,ụphảnđốisápnhậptrườngPhụhuynhbỏvềkhibuổiđốithoạichưakếtthúxem bóng đá live lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) tổ chức buổi đối thoại với các phụ huynh cũng như người dân thôn Nam Yên để tìm hướng giải quyết liên quan đến việc 54 học sinh chưa được đến lớp.
Lý do phụ huynh không đồng ý sáp nhập trường mới
Tại buổi đối thoại, ông Hồ Tăng Học – Trưởng thôn Nam Yên, cho biết ngày 20/8/2023, UBND xã Hòa Bắc phối hợp cùng Trường Tiểu học Hòa Bắc tổ chức họp phụ huynh học sinh các khối lớp thuộc khu vực điểm trường Nam Yên để khảo sát việc thực hiện dồn ghép sang điểm trường chính.
Qua cuộc họp, phụ huynh học sinh thôn Nam Yên hiểu đây là chủ trương tốt nhằm mục đích tạo điều kiện cần thiết để học sinh được tham gia học tập tại một môi trường học tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho các em.
Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, phụ huynh chưa chuẩn bị tinh thần, không ít phụ huynh không có điều kiện để chuyển con đến học ở trường mới vì một số khó khăn.
Cụ thể, điểm Trường Tiểu học Hòa Bắc khu vực Nam Yên có lịch sử lâu đời, số lượng học sinh đông nhất toàn xã nên người dân muốn giữ lại trường để con em thuận lợi trong việc đi lại học tập.
Đa số phụ huynh đi làm công nhân nên việc đi học của các em phải nhờ ông, bà đưa đón hoặc các em tự đến trường, nhưng nay trường xa nên ông bà không thể đưa đón, các em cũng không thể tự đến trường vì nhiều nguy hiểm nhưng mưa lũ, gió bão.
Cạnh đó, một số học sinh lớp lớn (lớp 4, lớp 5) tự đi học gia đình lại không có điều kiện để mua sắm phương tiện như xe đạp, xe đạp điện. Đa số phụ huynh lo ngại đến mùa mưa bão, việc đi lại của các em rất nguy hiểm.
Cũng theo ông Học, việc dồn ghép trường cũng ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ buôn bán xung quanh điểm trường Nam Yên vì không có học sinh, không buôn bán được.
“Vì những lý do đó, các hộ dân đề xuất, về lâu dài xin, đầu tư sửa chữa lại điểm trường Nam Yên. Phụ huynh cũng đề nghị chính quyền hỗ trợ phương tiện đi lại cho các em học sinh lớp 4, lớp 5 khi theo học tại Trường Tiểu học Hòa Bắc.
Đồng thời, tạm thời để các em học sinh lớp 1, 2, 3 học tại điểm trường Nam yên để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão cũng như để cho người dân có sự chuẩn bị tinh thần. Đề nghị các cấp lãnh đạo xem xét, hỗ trợ cho những hộ buôn bán gặp khó khăn quanh khu vực điểm trường Nam Yên”, ông Học nêu kiến nghị.
Trong khi đó, ông Đinh Xuân Vũ (phụ huynh có con học lớp 5) cho rằng họ bị bất ngờ khi ngày 20/8 mới được thông báo việc sáp nhập điểm trường.
Bên cạnh đó, người này cho hay điểm trường Nam Yên có tổng số học sinh là 117 em, nhiều nhất so với các điểm trường thuộc các thôn trong xã, điểm trường chưa ngập lụt. Trường Tiểu học Hòa Bắc từng bị ngập lụt nên phụ huynh rất lo lắng cho an toàn của con em nếu lũ ống, lũ quét bất ngờ xảy ra.
“Vì vậy, chúng tôi quyết định cho con ở lại điểm trường Nam Yên để giữ lại ngôi trường này cho các thế hệ sau. Nếu không được chấp thuận, chúng tôi đồng loạt cho con nghỉ học”, ông Vũ nói.
Trong khi đó, bà Hồ Thị Thùy Trang (phụ huynh có con học lớp 4) cho biết, do nuôi 2 con nhỏ nên không có điều kiện đưa con đến điểm trường học mới và đề nghị cho tiếp tục duy trì điểm trường Nam Yên.
Xã xin lỗi vì chưa làm tròn trách nhiệm
Bà Lê Thị Thu Hà – Bí thư xã Hoà Bắc, chia sẻ với trách nhiệm người đứng đầu và cũng là một người mẹ bản thân bà rất xót khi các cháu chưa được đến trường, đồng thời gửi lời xin lỗi khi chưa làm tròn trách nhiệm. Bà Hà mong muốn người dân sớm đưa con đến điểm trường mới học tập để có điều kiện tốt hơn.
Ông Nguyễn Thúc Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, cho biết huyện đã thực hiện việc dồn ghép các điểm trường lẻ về điểm trường chính được 10 năm nay. Đầu tư xây dựng trường, lớp mới là nhằm đáp ứng được trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Vì vậy, thành phố đầu tư xây dựng điểm trường chính là Trường Tiểu học Hòa Bắc nhằm đưa học sinh các điểm trường lẻ về trường chính để thuận lợi cho việc giảng dạy tốt, chất lượng cao hơn.
Đại diện Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho hay để đảm bảo các chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, các em phải được học ở các điều kiện cơ sở vật chất tốt.
“Như ở môn Tin học, với chương trình giáo dục 2018, các em cần được học và thực hành trong phòng máy, môn Tiếng anh học trong phòng có thiết bị nghe… Chúng tôi mong phụ huynh tạo hỗ trợ để các em được học ở nơi có điều kiện tốt nhất”, vị này nói.
Đưa ra 2 phương án để lấy ý kiến phụ huynh
Tại buổi đối thoại, ông Tô Văn Hùng, Bí thư huyện Hòa Vang cho biết chính quyền, ngành chức năng sẵn sàng hỗ trợ phụ huynh để sớm cho trẻ em đến điểm trường mới học.
Về ý kiến khó khăn trong đưa đón học sinh, ông Hùng yêu cầu chính quyền, ngành chức năng địa phương phải tính toán, bố trí người, phương tiện đưa đón các em mà gia đình không có điều kiện đưa đón như bố mẹ làm ăn xa, con em phải ở với ông bà.
Nếu mùa mưa bão sẽ tổ chức xe đưa đón các em đến trường, phụ huynh nào có nhu cầu đăng ký nội trú cho sẽ bố trí điều kiện cho các em ở tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương ở gần Trường Tiểu học Hòa Bắc.
Với những em học lớp 4, lớp 5, nếu gia đình khó khăn, không thể mua được xe đạp cho các em, chính quyền sẽ vận động các tổ chức mua xe tặng các em.
Bên cạnh đó, với những hộ gia đình buôn bán quanh khu vực điểm trường Nam Yên mất thu nhập, chính quyền sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ sinh kế, đảm bảo cuộc sống.
“Với tư cách là người đứng đầu, tôi xin khẳng định lại với phụ huynh là những gì đã nói trong buổi đối thoại này sẽ được thực hiện. Phụ huynh phải biết hy sinh một phần lợi ích cá nhân để cho con em đến trường, đảm bảo quyền được học tập của trẻ em”, ông Hùng nhấn mạnh.
Về ý kiến mong muốn duy trì điểm trường, ông Hùng cho biết sẽ báo cáo với UBND TP về sự việc đồng thời kiến nghị lập tổ công tác gồm Sở Xây dựng, Sở GD-ĐT cùng một số sở ngành để kiểm tra thực trạng điểm trường thôn Nam Yên.
Nếu đoàn công tác khẳng định chất lượng trường còn tốt, quy mô phòng học đáp ứng được chương trình mới huyện sẽ sẵn sàng duy trì điểm trường.
Đưa ra ý kiến tại buổi đối thoại, ông Hồ Tăng Phúc - Chánh văn phòng Huyện ủy Hòa Vang, đã đưa ra 2 phương án để giải quyết. Phương án 1 để các em khối lớp 1, 2, 3 học tại điểm trường cũ Nam Yên hết học kỳ 1, sang học kỳ 2 sẽ chuyển sang điểm trường mới, còn lớp 4, lớp 5 sang học điểm trường mới xây tại thôn Phò Nam.
Phương án 2 là tất các học sinh các khối đều chấp hành theo học tại điểm trường mới ở Phò Nam. Ông Phúc đề nghị chính quyền địa phương gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh của 54 học sinh để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Tuy nhiên, sau khi nghe hai phương án trên nhiều người dân đứng dậy bỏ về. Kết luận buổi đối thoại, ông Tô Văn Hùng đồng ý cho lấy ý kiến các phụ huynh không cho con đến trường về đề xuất đưa ra 2 phương án trên.
"Trong điều kiện hiện nay rất khó khăn về giáo viên nhưng Phòng GD-ĐT huyện và trường vì học sinh sẵn sàng thực hiện phương án 1. Sau buổi họp UBND xã đi lấy ý kiến phụ huynh của 54 học sinh trên để có căn cứ thực hiện", ông Hùng nói.
Như VietNamNet đưa tin, Trường tiểu học Hòa Bắc vừa được xây mới và đưa vào sử dụng trong năm học 2023-2024. Sau đó, dồn ghép học sinh các điểm trường lẻ gồm thôn Nam Yên, An Định, Lộc Mỹ và Nam Mỹ về cơ sở mới này để học tập. Trong đó, hai điểm trường Hòa Bắc và Nam Yên cách nhau gần 2km. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh tại điểm trường thôn Nam Yên chưa đồng ý với việc sáp nhập này vì một số nguyên nhân như: việc sáp nhập trường phải từ nơi ít học sinh về nơi nhiều học sinh nên các điểm trường khác phải sáp nhập vào điểm trường con em họ học; đường xa; phụ huynh lo ngại về việc mất an toàn trong mùa mưa lũ... Chiều 6/9, Huyện ủy, UBND huyện Hòa Vang và UBND xã Hòa Bắc tổ chức đối thoại với các phụ huynh thôn Nam Yên. Tuy nhiên, buổi đối thoại chỉ có một phụ huynh tham dự, nhiều người không đi hoặc không chịu nhận giấy mời để tham gia. Sáng 10/9, chính quyền tiếp tục tổ chức buổi đối thoại. |