- TP.HCM dự kiến kinh phí cho chương trình sữa học đường là 1.482 tỷ đồng trong 2 năm. Trong đó,ỷđồngSữahọcđườngởTPHCMtronghainăkèo nhà cái 88 ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, còn lại phụ huynh học sinh phải đóng góp 50%. ‘Tiền uống sữa học đường mỗi tháng chỉ bằng 2 bát phở’ Phụ huynh có thể dừng tham gia sữa học đường bất kỳ lúc nào Phụ huynh lo ngại chất lượng sữa học đường "cận đát" Mới đây, văn phòng UBND TP.HCM đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học giai đoạn 2018-2020. Chủ tịch UBND TP.HCM cơ bản thống nhất với đề xuất của Sở GD-ĐT TP.HCM tại tờ trình số 2112 ngày 21/6/2018 về báo cáo công tác chuẩn bị việc thực hiện đề án Chương trình Sữa học đường, cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non và tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố. VietNamNet có cuộc trao đổi với bà bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM về đề án này. Hơn 84% phụ huynh đồng ý thực hiện Sữa học đường Phóng viên: Xin bà thông tin cụ thể về đề án Sữa học đường của TP.HCM? - Bà Bùi Thị Diễm Thu: Thực hiện Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, UBND TP.HCM giao Sở GD-ĐT soạn thảo đề án Sữa học đường TP.HCM. Từ năm 2016, Sở GD-ĐT đã làm việc với các sở ban ngành liên quan xây dựng đề án Sữa học đường ở TP.HCM. Trong quá trình xây dựng đề án Sở tổ chức 2 lần lấy ý kiến phụ huynh học sinh mầm non và tiểu học ở trên địa bàn thành phố. Có 9 tiêu chí chúng tôi khảo sát gồm (1) Quý vị có đồng ý cho con uống sữa tại trường 5 lần/ tuần trong 9 tháng của năm học; (2) HS diện nghèo và cận nghèo được uống sữa miễn phí (thành phố hỗ trợ 50%, doanh nghiệp sữa hỗ trợ 50% kinh phí; (3) HS không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo: Thành phố hỗ trợ 30%, đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ 20%, Cha mẹ đóng góp 50% kinh phí cho con uống sữa tại trường; (4) Sữa được dùng trong chương trình Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế tại QĐ 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 và là sản phẩm thương hiệu Việt Nam nổi tiếng, thương hiệu quốc gia; (5) Đại diện cha mẹ học sinh sẽ tham gia giám sát thực hiện chương trình sữa học đường; (6) Thực hiện thí điểm tại các quận/ huyện: huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận Tân Bình (trong năm 2018-2019); (7) Thực hiện đại trà tại 24 quận/ huyện (trong năm 2018-2019); (8) Thực hiện cho học sinh uống sữa tại trường từ 1-6 tuổi (9) Thực hiện cho học sinh uống sữa tại trường từ 3-6 tuổi. Với hai phương án trả lời đồng ý và không đồng ý tại mỗi tiêu chí chúng tôi thu được kết quả tối thiểu trên 84% số phụ huynh lựa chọn một đáp án. Trên cơ sở ý kiến của phụ huynh Sở hoàn thiện đề án tuân thủ đầy đủ các quy định trong Quyết định 1340 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án Sữa học đường ở TP.HCM được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Chúng tôi không tham vọng 100% phụ huynh có con học mầm non và tiểu học ở TP.HCM đều tham gia. Với những học sinh có cơ địa không phù hợp, đội ngũ y tế trường học sẽ hỗ trợ và có chế độ dinh dưỡng riêng và hướng dẫn phụ huynh chọn sữa phù hợp cho con mình. Cần 1.482 tỷ đồng để thực hiện trong 2 năm Tổng số học sinh mầm non và tiểu học đăng ký tham gia đề án là bao nhiêu thưa bà? - Hiện tại đề án đang tính toán trên tổng số học sinh mẫu giáo và tiểu học năm học 2018-2019. Trong đó số cháu ở bậc mẫu giáo (từ 3 tuổi trở lên) là 346.141 cháu, học sinh tiểu học là 151.000 cháu. Nhưng chắc chắn không phải 100% học sinh đều tham gia đề án này. Bà có thể cho biết kinh phí thực hiện đề án này trong hai năm ở TP.HCM là bao nhiêu? - Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế mỗi học sinh chỉ nên uống lượng sữa 180ml/ ngày. Với số ngày trẻ uống 5 ngày/ tuần. Khi thực hiện đề án chúng tôi tạm tính giá sữa một số hãng khá nổi tiếng hiện nay với mức giá gần 7.000 đồng/ hộp 180ml. Sau khi tính toán, tổng số kinh phí thực hiện trong hai năm là 1.482 tỷ đồng. Hai ngày nghỉ cuối tuần phụ huynh cho con uống sữa ở nhà theo nhu cầu. Ngoài ra đề án thực hiện trên tinh thần tự nguyện nên những phụ huynh không tham gia có thể gửi sữa tới trường cho con. Khi thực hiện Sữa học đường, các trường mầm non và tiểu học sẽ phải tính toán lại tiền ăn hàng tháng. Sẽ không có chuyện học sinh phải uống sữa cận "date" Có ý kiến cho rằng Sữa học đường chỉ phù hợp ở các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, trẻ em ít được uống sữa. TP.HCM là địa phương có điều kiện kinh tế phát triển không cần thiết thực hiện đề án này. Bà nghĩ sao? - Đúng là trẻ em TP.HCM đều được uống sữa ở nhà nhưng cách uống sữa chưa khoa học. Mặt khác, so với trẻ em thế giới thì chiều cao của trẻ em TP.HCM cũng thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, thành phố có số lượng con công nhân rất đông. Hiện tại thành phố có hộ nghèo, cận nghèo nên chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề án này là cần thiết. Trên thực tế tất cả trẻ mầm non ở TP.HCM khi tới trường đều được uống sữa. Tùy theo phụ huynh và trường học có nhiều loại sữa đã được sử dụng như sữa hộp, sữa bột, thậm chí là sữa đặc. Còn nhiều gia đình có điều kiện thì cho con uống sữa với số lượng lớn từ 3-5 hộp/ ngày. Trong khi đó theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trẻ em chỉ cần uống lượng sữa 180ml/ ngày. Chúng tôi thực hiện Sữa học đường vì muốn phụ huynh hiểu rằng uống sữa cũng phải khoa học. Sữa không phải là dinh dưỡng chính. Để trẻ em phát triển không chỉ uống sữa mà còn nhiều yếu tố khác như ăn uống, thể chất. Gần đây nhiều phụ huynh ở những địa phương thực hiện Sữa học đường bày tỏ lo ngại con họ sẽ bị uống sữa gần ngày hết hạn sử dụng. TP.HCM có cách nào để giải quyết vấn đề này khi thực hiện đề án? - Trong đề án chúng tôi yêu cầu rất rõ nhà cung cấp sữa phải cung cấp sữa có thời hạn sử dụng còn ít nhất 2/3 thời gian sử dụng kể từ ngày sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi cũng yêu cầu các nhà cung cấp sữa cho các trường lượng sữa sử dụng trong 1 tuần. Với những trường đủ điều kiện, có nơi chứa rộng rãi cung cấp lượng sữa tối đa dùng trong 2 tuần. Ngoài ra khi thực hiện đề án các trường học sẽ thành lập tổ giám sát chất lượng sữa. Tổ giám sát này bao gồm lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh, ban ngành địa phương, nhân viên y tế. Hiệu trưởng nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để sự việc xảy ra.. Đề án Sữa học đường TP.HCM thực hiện trong hai năm học 2018-2019 và 2019-2020, nhưng hiện tại năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng. Dự kiến thời gian nào thì đề án được triển khai thưa bà? Công tác đấu thầy đơn vị cung cấp sẽ được thực hiện như thế nào? - Hiện tại chúng tôi đang chờ HĐND thành phố thông qua đề án này. Khi đề án được thông qua chúng tôi sẽ bắt tay thực hiện ngay. Về việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ có đấu thầu theo quy định. Việc đấu thầu này do đơn vị có thẩm quyền thực hiện. Cảm ơn bà đã trao đổi! Lê HuyềnTổng kinh phí thực hiện Sữa học đường ở TP.HCM trong hai năm là 1.482 tỷ đồng- bà Bùi Thị Diễm Thu cho hay (Ảnh: Lê Huyền)