Thương hiệu con TVS Regza của Hisense dẫn đầu thị trường TV màn hình phẳng tại Nhật Bản trong năm 2024. Ảnh: Nikkei. |
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu BCN tại Tokyo cho thấy hơn một nửa TV màn hình phẳng bán ở Nhật Bản năm 2024 mang thương hiệu Trung Quốc.
Đây là lần đầu các thương hiệu Trung Quốc nắm giữ hơn 50% thị phần TV màn hình phẳng tại Nhật Bản từ năm 2004. Những cái tên như Hisense,ốcápđảotạiNhậtBảlịch bóng đâ TCL thu hút người dùng trẻ bởi giá bán phải chăng.
TVS Regza, công ty con của Hisense, đứng đầu Nhật Bản với 25,4% thị phần, trong khi bản thân Hisense đứng thứ 3 với 15,7%.
Xếp thứ 4 là TCL với thị phần 9,7%, vượt qua những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như Sony hay Panasonic.
Theo giới phân tích, Hisense, TCL và các công ty Trung Quốc đang tận dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để giảm chi phí, chẳng hạn như đặt mua tấm nền và linh kiện số lượng lớn.
Tại Nhật Bản, TV LCD 55 inch từ Hisense có giá dưới 100.000 yên (650 USD), trong khi model tương tự của Panasonic đắt hơn gấp đôi.
“Người tiêu dùng đang tiết kiệm chi phí trong bối cảnh lạm phát, điều đó khiến họ lựa chọn các thương hiệu Trung Quốc”, nhà phân tích Eiji Mori từ BCN cho biết.
Giai đoạn 2020-2024, tổng thị phần các thương hiệu TV Trung Quốc tại Nhật Bản tăng khoảng 20%, nhờ nhu cầu mua TV thông minh cao đột biến trong bối cảnh đại dịch.
Tháng 8/2024, hãng điện thoại Xiaomi ra mắt TV 43 inch giá 39.800 yên (khoảng 250 USD), hướng tới nhu cầu xem phim online và chơi game. Theo đại diện một cửa hàng điện tử, người dùng trẻ tại Nhật Bản quen thuộc hơn với thương hiệu Trung Quốc, chỉ tìm kiếm sản phẩm từ các công ty này.
Trước đây, thương hiệu Trung Quốc tại Nhật chủ yếu bán TV cỡ nhỏ và trung bình, kích thước 40 inch trở xuống. Thời gian gần đây, một số thương hiệu chuyển hướng sang TV cao cấp, kích thước lớn.
Theo Nikkei, doanh số của Hisense tại Nhật Bản năm 2024 tăng 33%, một phần đến từ dòng TV Mini LED cao cấp.
Để cạnh tranh, các thương hiệu TV Nhật Bản chú trọng vào tính năng bổ sung, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI).
Ví dụ, Sony hợp tác với Amazon phát triển TV tự động chỉnh thông số hiển thị dựa trên nội dung đang phát. Trong khi đó, Panasonic trình làng TV đề xuất nội dung dựa trên sở thích và lịch sử xem của người dùng.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.
(责任编辑:Cúp C1)
Meta phát hành trình AI tạo hình ảnh độ phân giải cao từ văn bản
Phát hiện sốc về thủ phạm khiến 100 người Đức chết tức tưởi mỗi năm
Biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả
Polyme sinh học mới từ rong biển và giáp xác cách mạng hóa tiêu dùng bền vững
Vụ kiện 6,6 tỷ đồng: 'Trương Ngọc Ánh nói không liên quan là không hợp lý'
Hơn 2400 thí sinh đã trúng tuyển vào ĐH Quốc gia TP.HCM
Trung Quốc cấm dùng Windows và phần cứng nước ngoài trên máy tính chính phủ
FBI lại yêu cầu Apple mở khóa iPhone tội phạm
Rộ tin Toyota Corolla Cross sắp có đối thủ mới, động cơ là điểm mạnh
FaceApp cùng những bài học rút ra từ chuyện lấy dữ liệu người dùng
Giọng ải giọng ai tập 19: Trấn Thành chê Liên Bỉnh Phát mặc áo 'công chúa' như mượn của Hồ Ngọc Hà
Hotgirl Hải Phòng 26 tuổi qua đời vì ung thư dạ dày