Cây chó đẻ răng cưa còn gọi là diệp hạ châu,ácdụngcủacâythuốccótênlạlùngchóđẻrăngcưtỷ số úc hôm nay trân châu thảo, diệp hòe thái, lão nha châu thuộc họ thầu dầu. Tên gọi của cây bắt nguồn từ câu chuyện người dân thấy chó mẹ sau khi đẻ con thường đi tìm ăn loại cây này. Đây là dạng cỏ mọc cao chừng 30cm, lá so le, phiến lá thuôn dài 5-15mm, mép hơi có răng cưa rất nhỏ. Khi ra quả, dưới lá có hàng dài các hạt tròn nhỏ do đó cây còn có tên là diệp hạ châu nghĩa là hạt dưới lá. Cây mọc hoang khắp các nước vùng nhiệt đới bao gồm Việt Nam. Người dân hái cây về làm thuốc quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Hiện một số nơi đã trồng cây thuốc này để làm dược liệu, chỉ loại thân đỏ mới có khả năng chữa bệnh. Cây chó đẻ răng cưa có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc, sát trùng. Người dân rất hay dùng cây chữa đinh râu, mụn nhọt, bệnh gan, sốt, đau mắt. Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam, Giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết Viện Vi trùng Việt Nam từng nghiên cứu tác dụng kháng sinh của chó đẻ răng cưa thấy đạt hiệu quả với tụ cầu trùng, coli, typhi, sonnei… Các nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản và Ấn Độ thu được hoạt chất trong cây chó đẻ răng cưa là phyllantin, triacontanal và hypophyllantin có tác dụng điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ. Theo thông tin của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), nhiều năm trở lại đây, thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của cây chó đẻ răng cưa bao gồm bệnh lý gan mật. Với liều dùng 900mg/ngày, bệnh nhân giảm tới 50% lượng virus viêm gan B trong máu giảm sau 1 tháng. Nghiên cứu quy mô nhỏ đăng trên Lancet cho thấy 22 trong 37 bệnh nhân viêm gan B âm tính sau 30 ngày dùng cây chó đẻ răng cưa. Cây chứa chất chống oxy hóa cao đồng thời có khả năng làm tăng hàm lượng glutathione tại gan, do đó làm giảm hoạt động của các men SGOT, SGPT trong viêm gan cấp. Dù đây là dược liệu tốt tuy nhiên một số người không nên dùng loại cây này. Vị thuốc có tính mát nên người tỳ vị hư hàn hay lạnh bụng, đầy bụng khó tiêu không nên dùng dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu hóa không tốt. Tương tự, phụ nữ có thai cũng tránh loại dược liệu trên do nguy cơ co mạch máu, ảnh hưởng tới thai nhi. Thêm vào đó, tác dụng phụ của cây là gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch.Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.