您的当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Thầy trò Hà Nội 'biến hoá' giờ học Lịch sử để dễ hiểu, dễ nhớ_lịch bóng đá hôm nay vn 正文

Thầy trò Hà Nội 'biến hoá' giờ học Lịch sử để dễ hiểu, dễ nhớ_lịch bóng đá hôm nay vn

时间:2025-01-15 04:33:34 来源:网络整理编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tin thể thao 24H Thầy trò Hà Nội 'biến hoá' giờ học Lịch sử để dễ hiểu, dễ nhớ_lịch bóng đá hôm nay vn

Tham quan bảo tàng kết hợp với học lịch sử là một trong những nỗ lực nhằm đổi mới phương pháp dạy và học của thầy trò Trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ,ầytròHàNộibiếnhoágiờhọcLịchsửđểdễhiểudễnhớlịch bóng đá hôm nay vn Hà Nội) trong thời gian gần đây.

Tại Bảo tàng lịch sử quốc gia, các học sinh lớp 6 của nhà trường hào hứng khi lần đầu được học thông qua các hiện vật cụ thể và được lắng nghe thuyết minh lôi cuốn. Nhờ vậy, giờ học Lịch sử vốn bị nhiều học sinh mặc định là khô khan và “khó nuốt”  trở nên hấp dẫn, dễ tiếp cận.

Chủ đề được lựa chọn trong tiết học lần này là “Tìm hiểu về lịch sử thời tiền sử đến Việt Nam 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên”.

Quan sát các hiện vật cụ thể như trống đồng hay một số di vật đồ gốm còn sót lại được trưng bày, học sinh hào hứng khi biết tới những hoạt động của con người trong thời kỳ đồ đá cùng sự giao lưu văn hoá giữa các vùng.

Lịch sử Việt Nam thời dựng nước đầu tiên với ba trung tâm văn hoá là văn hóa Đông Sơn của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc; văn hóa Sa Huỳnh của Vương quốc Champa và văn hóa Đồng Nai, Óc Eo của Vương quốc Phù Nam cũng được tái hiện thông qua các hiện vật và lời thuyết minh, đã gây ấn tượng mạnh cho học sinh về sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt.

{keywords}

{keywords}

Học sinh thích thú lắng nghe

{keywords}

Sau đó ghi chép lại kiến thức

Xúc động trước những hiện vật và lời thuyết minh truyền cảm của cô hướng dẫn viên, Nguyễn Thị Hà Phương, học sinh lớp 6C1, Trường THCS Chu Văn An cho biết, “lần đầu tiên, con thấy môn lịch sử lại thú vị đến thế”.

“Được lắng nghe và quan sát, con hiểu cách con người ở thời kỳ đồ đá làm ra công cụ để săn bắt, hái lượm. Những điều này, nếu chỉ nghe thầy cô giáo giảng trong 45 phút, thông qua các hình ảnh trong sách giáo khoa, có lẽ con sẽ rất khó khăn để ghi nhớ”, Hà Phương cho biết.

Trần Hoàng Minh, học sinh lớp 6C2 cũng nhận thấy việc học tại bảo tàng “rất khác” khi ngồi trên lớp với tiết học 45 phút.

“Con cảm thấy cách học như vậy giúp con càng hiểu và yêu hơn về lịch sử đất nước mình. Khi đi tìm hiểu, con ấn tượng nhất với hình ảnh trống đồng. Hình ảnh này con đã được nhìn thấy trong sách giáo khoa, nhưng khi được tận mắt chứng kiến, con càng thấy khâm phục vì ông cha ta đã tái hiện hoạt động sinh sống của mình trên mặt trống đồng rất tỉ mỉ và khéo léo. Nhờ đó, con cũng yêu thích hơn và muốn được tìm hiểu nhiều hơn nữa về lịch sử dân tộc mình”.

Giáo viên hoàn toàn có thể dạy học tích hợp

Đưa học sinh tới tham gia trải nghiệm, nhìn các em hào hứng với những điều được nhìn, được nghe, cô Vũ Hạnh Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An nhận thấy, “các hiện vật được trưng bày ở bảo tàng đã rút ngắn khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, khiến những điều học sinh học trong sách vở không còn trừu tượng mà hiện hữu ngay trước mắt”.

{keywords}

Việc dạy học gắn với kiến thức thực tiễn trong đời sống, theo cô Nguyên, là một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

“Học sinh được học lịch sử thông qua những câu chuyện và phương tiện dạy học trực quan sẽ giúp kiến thức được củng cố nhiều lần. Nhiều thao tác tư duy phải vận động cùng lúc khiến buổi học không bị nhàm chán và trở nên hiệu quả hơn”.

Không chỉ được tham quan, học sinh còn được tái hiện lại kiến thức thông qua các trò chơi, ví dụ, tái hiện lại hình ảnh đóng cọc trên sông Bạch Đằng, sau đó ghép tranh và cuối cùng là thuyết trình về trận chiến năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Từ đó, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn rất nhiều.

{keywords}

Học sinh tái hiện lại hình ảnh đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

{keywords}

Ghép tranh và thuyết trình về trận chiến năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.

Mặt khác theo cô Nguyên, thông qua hoạt động này, học sinh không chỉ học được kiến thức Lịch sử mà còn tích hợp được kiến thức của nhiều môn học khác. Ví dụ như ở môn Sinh học, học sinh sẽ biết thời kỳ nguyên thủy con người sẽ sống và săn bắt như thế nào; hay ở kiến thức Địa lý, học sinh sẽ biết về tác động của thủy triều ra sao,…

Việc tổ chức dạy học tích hợp cũng là hướng tiếp cận mới các giáo viên trong nhà trường đang bắt đầu triển khai.

“Trước đây, mỗi giáo viên Lịch sử, Địa lý sẽ dạy các môn học của mình theo chuyên môn riêng. Do đó, khi nghe đến việc phải dạy học tích hợp, dạy học liên môn, các giáo viên đều rất lo lắng. Nhưng thực tế, việc dạy học tích hợp tức đưa kiến thức lịch sử vào bài địa lý và ngược lại, chứ không phải là một giáo viên Lịch sử phải chuyển sang đi dạy Địa lý”.

Do đó, theo cô Nguyên, giáo viên giữa các môn phải có sự chia sẻ hay sinh hoạt chuyên môn chung để có thể tích hợp một phần hoặc tích hợp theo chủ đề, đảm bảo phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

Trong năm học qua, Trường THCS Chu Văn An cũng đã tổ chức tập huấn cho giáo viên. Nhờ đó, giáo viên có thời gian để tiếp cận, thực hành quan điểm giáo dục mới trong dạy học chương trình cũ.

“Ngoài chuyên môn của từng người, các giáo viên phải có sự giao thoa, hỗ trợ lẫn nhau, từ đó sẽ dần dần làm chủ được chương trình”, cô Nguyên nói.

“Việc học Lịch sử qua trải nghiệm không chỉ khiến học sinh mà cả giáo viên cũng cảm thấy hứng thú. Nếu như 45 phút trên lớp chỉ đủ để các con tiếp cận với hình ảnh thông qua trình chiếu của giáo viên và tài liệu trong sách giáo khoa, thì với hoạt động trải nghiệm tại bảo tàng, các con được tiếp xúc với những hiện vật thật. Vì vậy, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn.

Nếu học mà không gắn với trải nghiệm thực tế sẽ là một thiếu sót lớn. Nhiều khi, các con đến di tích lịch sử nhưng không hiểu những câu chuyện lịch sử đằng sau đó. Vì thế, chúng tôi sẽ cố gắng kết nối kiến thức trong sách giáo khoa với thực tế để các con dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.

Hoạt động trải nghiệm này cũng chính là bước đệm và là cơ sở để chúng tôi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tới đây”.

(Cô giáo Phạm Thị Ngọc Thúy, Trưởng bộ môn Lịch sử của Trường THCS Chu Văn An)

Thúy Nga - Vân Anh

Tích hợp giáo dục tài chính trong 6 môn học của chương trình phổ thông mới

Tích hợp giáo dục tài chính trong 6 môn học của chương trình phổ thông mới

Khi xây dựng chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp giáo dục tài chính vào 6 môn học gồm Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm.