您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >'VTV nên đổi tên Dự án tháp truyền hình cho phù hợp mục đích đầu tư'_keocopa 正文

'VTV nên đổi tên Dự án tháp truyền hình cho phù hợp mục đích đầu tư'_keocopa

时间:2025-02-04 06:41:23 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tin thể thao 24H 'VTV nên đổi tên Dự án tháp truyền hình cho phù hợp mục đích đầu tư'_keocopa

Liên quan đến Dự án xây dựng tháp truyền hình Việt Nam của VTV,ênđổitênDựántháptruyềnhìnhchophùhợpmụcđíchđầutưkeocopa cho đến thời điểm này, cả ba chuyên gia kỳ cựu về kỹ thuật truyền hình, khi được ICTnews phỏng vấn đều không ủng hộ dự án xây tháp truyền hình quá cao, vì nó không hiệu quả và không cần thiết đối với sự phát triển của ngành truyền hình Việt Nam. Cả ba chuyên gia này đều là những người đã có thâm niên gần 30 năm làm trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình,

Mới đây, ông Phạm Quốc Dũng, chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực kỹ thuật truyền hình, người đã tham gia nghiên cứu và phát triển nhiều dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho ngành truyền hình trên khắp cả nước cũng phản đối việc xây tháp truyền hình quá cao.

Theo phân tích của ông Phạm Quốc Dũng, hiện tại tháp truyền hình ở Tam Đảo cách tháp 636m (theo dự án đang được đề xuất) vào khoảng 45km đường chim bay. Nếu bỏ qua che chắn của địa hình thì vùng nhìn thấy của tháp Tam Đảo là một hình tròn, tâm là tháp Tam Đảo, bán kính khoảng 162km, vùng nhìn thấy của tháp 636m là một hình tròn, tâm là tháp 636m, bán kính khoảng 117km.

 “Tôi phản đối xây dựng tháp truyền hình 636m. Nếu đầu tư dự án này vào các mục đích khác như: thương mại, du lịch hay bất động sản thì cần phải đổi tên dự án cho phù hợp với mục đích đầu tư”, ông Dũng nói.

Cũng liên quan đến hiệu quả của Dự án tháp truyền hình, ông Nguyễn Hữu Nhiếp, một chuyên gia kỹ thuật khác trong lĩnh vực kỹ thuật truyền hình cho hay, việc đầu tư một tháp truyền hình quá cao không có ý nghĩa gì đối với việc phát triển ngành truyền hình hiện nay. Vì Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2, phát sóng với một số mạng đơn tần. Trong khi mạng đơn tần chỉ cho phép phát sóng công suất vừa phải với một phạm vi phủ sóng cho phép. Cột anten quá cao thường đi kèm với công suất lớn sẽ gây nhiễu ở vùng xa nhất là trong điều kiện đồi núi, không phù hợp với mạng đơn tần DVB-T2.

“Việc đầu tư xây dựng một tháp truyền hình quá cao để phát sóng truyền hình số trong mạng đơn tần là phản khoa học. Việc đầu tư để xây dựng tháp truyền hình cao “nhất nhì” thế giới chỉ phù hợp với những mục đích khác như: ví dụ để lập một kỷ lục nào đó, hoặc để làm thương mại hay du lịch thì hãy làm. Tuy nhiên sẽ phải cân nhắc xem có xứng với số tiền bỏ ra đầu tư hay không?”, ông Nhiếp nói.