Tiếng trống Mê Linhlà vở cải lương kinh điển lần đầu công diễn năm 1977,ệnchưakểvềkhúchátgâyxúcđộngvởTiếngtrốngMêLinhkinhđiểsoi kèo bóng đá đức hôm nay xoay quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống giặc Hán. Từ kịch bản ca kịch Trưng Vương của soạn giả Việt Dung, nhóm soạn giả Vĩnh Điền, Nguyễn Phương và Viễn Châu chuyển thể thành cải lương.
Một trong những lớp diễn nổi bật nhất vở là cảnh Trưng Trắc tiễn biệt Thi Sách về Châu Diên đốc thúc binh lính rèn gươm giáo.
Thanh Nga và Thanh Sang đã hát: Trong giây phút chia tay, tim nguyện ghi lời thề/ Tuy xa nhau muôn dặm dài, như có nhau kề vai trong chinh chiến, dẫu muôn đắng cay chi sờn/ Bầu trời Nam u tối, quân thù gieo bạo tàn/ Ta vui riêng đâu đành lòng, đem máu xương cùng muôn dân son sắt, nhớ nhau chớ quên câu thề...
Thanh Nga - Thanh Sang hòa giọng trong 'Tiếng trống Mê Linh'
Màn hòa giọng mùi mẫn của cặp đào kép gây xúc động mạnh với người xem đương thời. Họ thể hiện được cảm xúc lưu luyến, bịn rịn ẩn trong lời động viên, hẹn thề đanh thép, hào hùng của nhân vật Trưng Trắc - Thi Sách.
Vở diễn nhanh chóng trở thành hiện tượng khiến khán giả lũ lượt đi xem, cũng là tác phẩm để đời của cặp Thanh Nga - Thanh Sang. Nhiều khán giả không phải người mộ điệu cải lương vẫn biết câu hát "Trong giây phút chia tay, tim nguyện ghi lời thề...".
Sau này, giai điệu trở thành điệu hồ quảng Mê Linh biệt khúctừng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Nhụy Kiều tướng quân, Sắc đẹp nàng vô tội, Cưới vợ cho vua, Hoàng hậu không đầu, Hiếu tử Tỳ Bà Cao, Hồng lâu mộng, Đắc Kỷ Trụ Vương, Văn võ kỳ duyên...
Ít người biết, nguyên bản khúc hát được cho là của soạn giả Vĩnh Điền thực tế này là Cô gái núi A Lý(tác giả: Đặng Vũ Bình, trình bày: Trương Thiến Tây) - được viết bằng tiếng Quan Thoại, bài hát chủ đề của bộ phim A Lý Sơn phong vâncông chiếu năm 1949 tại Đài Loan.
Bài hát có giai điệu và lời khá đơn giản, chủ yếu mô tả vẻ đẹp và con người vùng núi A Lý Sơn: Núi cao xanh thẳm, nước suối biếc/ Cô nương A Lý đẹp như làn nước trong/ Chàng trai A Lý tráng kiện như núi/ Cô nương và chàng trai núi A Lý mãi chẳng phân ly, như nước suối trong luôn chảy quanh ngọn núi xanh...
Theo thời gian, giai điệu bài Cô gái núi A Lýngày càng phổ biến, trở thành dân ca của vùng này cũng như điển hình cho thể loại dân ca Đài Loan.
Đặng Lệ Quân hát 'Cao sơn Thanh' năm 1977 với dàn nhạc
Năm 1952, theo cuốn Hoàng Hữu Lệ tác phẩm toàn tập, nhạc sĩ Hoàng Hữu Lệ đã phối âm lại nhạc phẩm, đổi tên thành Bài ca núi A Lý.
Tác phẩm phái sinh này không khác nhiều bản gốc ngoài một số chỉnh lý của Hoàng Hữu Lệ giúp bài hát mới mẻ, dễ nghe, dễ tiếp cận đại chúng hơn. Sau này, vì một số lý do, bài Bài ca núi A Lýđổi tên thành Cao sơn thanh- phiên bản được lưu hành và biết đến nhiều nhất hiện nay.
Bài Cô gái núi A Lýhay Cao sơn thanhđều có tiết tấu nhanh, giai điệu nhẹ nhàng, tươi vui. Qua sự điều chỉnh của soạn giả Vĩnh Điền trong vở Tiếng trống Mê Linh, khúc hát không còn âm hưởng dân ca miền núi ban đầu mà trở nên chậm rãi, da diết, thể hiện đúng tâm trạng quyến luyến của Trưng Trắc và Thi Sách phút ly biệt.
Những tác phẩm sau này hầu như sử dụng điệu Mê Linh biệt khúccho những lớp diễn lâm ly, thê lương.
Trưng Trắc - Thi Sách qua diễn xuất của Thy Trang - Vũ Linh
Lớp ca diễn này cũng từng được nhiều cặp nghệ sĩ thể hiện như: Ngọc Giàu - Thanh Nam, Ngọc Huyền - Kim Tử Long, Vũ Linh - Thy Trang, Quế Trân - Võ Minh Lâm...
Thông tin thêm về bản gốc Cô gái núi A Lý, phiên bản Cao sơn thanh nổi tiếng qua giọng hát của nhiều ca sĩ như Thanh Sơn, Đặng Lệ Quân, Trác Y Đình...
Đến nay, nhạc phẩm vẫn thường được biểu diễn tại các chương trình truyền hình lớn ở Trung Quốc. Gần nhất, tháng 5/2023, bộ ba nghệ sĩ Na Anh, Hoa Thần Vũ và Ivy Lee từng gây tiếng vang với màn thể hiện tại chương trình Tiếng ca còn mãi - mùa Đảo kho báu.
'Cao thanh sơn' - Na Anh, Hoa Thần Vũ và Ivy Lee
Họ tái dựng hình ảnh con người và vùng núi A Lý Sơn trên sân khấu, làm mới bằng bản phối rock hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, tạo điểm nhấn bằng tiếng kèn sorna ấn tượng. Màn 'bắn' nốt cao của Hoa Thần Vũ từng được chia sẻ rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội bản xứ.
Bài Cao sơn thanhcũng được biên dịch, đặt lời mới bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam...
Điệu cải lương 'làm mưa làm gió' TikTokĐoạn nhạc gây 'sốt' mạng xã hội TikTok thường dùng lồng nhạc nền các video catwalk, được gọi 'bản nhạc trôi', 'điệu tằng tắng tăng'... là điệu Vọng Kim lang kinh điển.