Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư Dự án đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An.
Đây là dự án được đề xuất đầu tư xây dựng thuộc địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương với tổng chiều dài tuyến đường dây L =13,ưacócơsởvềsựphùhợpcủađườngdâykVTânSơnNhấtThuậkq seria2km, mở rộng 2 ngăn lộ xuất tuyến 220kV tại trạm biến áp 220kV Thuận An. Dự án sử dụng vốn của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) với tổng mức đầu tư 1.210,435 tỷ đồng.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án gồm 2 mạch với chiều dài tuyến đường dây 220kV dài 15km, xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì dự án được đề xuất đầu tư xây dựng với tuyến đường dây 220kV gồm 2 mạch cáp ngầm có chiều dài 7,8km và đoạn tuyến đường dây trên không 04 mạch có chiều dài 5,4km, thời điểm đưa vào vận hành năm 2024.
“Do vậy, dự án cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, cập nhật trong quy hoạch ngành điện theo các quy định để có cơ sở xem xét, cho ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư của dự án” – Bộ Xây dựng cho biết.
Về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, theo Bộ Xây dựng hiện nay UBND TP HCM đang tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM theo Quyết định số 1528 ngày 14/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Về phía UBND TP Thuận An cũng đang tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch chung TP Thuận An đến năm 2040 theo thẩm quyền.
Như vậy, để đảm bảo bố trí hướng tuyến đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An thống nhất với quy hoạch đô thị, Bộ Xây dựng đề nghị đơn vị lập dự án phối hợp với các cơ quan tổ chức lập quy hoạch chung đô thị nêu trên để đề xuất hướng tuyến phù hợp, trong đó lưu ý ưu tiên bố trí hướng tuyến tập trung vào một hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung hoặc đi theo các hành lang cây xanh của đô thị tiết kiệm quỹ đất xây dựng, tạo cảnh quan chung cho đô thị.
Bộ Xây dựng cũng lưu ý, tuyến đường dây điện cần nghiên cứu trên cơ sở rà soát với các đồ án quy hoạch, dự án phát triển đô thị đã được phê duyệt (khu dân cư, công nghiệp, sân bay,...) để tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong triển khai thực hiện.
Trong văn bản gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng khẳng định dự án đường dây 220kV Tân Sơn Nhất - Thuận An là dự án hạ tầng kỹ thuật có vai trò quan trọng đối với vùng và quốc gia. Theo quy định tại các Điều 18, 37 Luật Quy hoạch đô thị, đối với TP.HCM, quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
“Hiện nay, TP.HCM chưa phê duyệt quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị (đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật), do vậy Bộ Xây dựng chưa có cơ sở để đánh giá về sự phù hợp của dự án với quy hoạch này” – Bộ Xây dựng nêu.
Về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, theo hồ sơ dự án gồm đoạn đường dây cáp ngầm 220kV đi qua quận 12 và quận Gò Vấp với chiều dài 7,8km và đoạn đường dây trên không 220kV Tân Sơn Nhất – Thuận An với chiều dài 5,4km. Bộ lưu ý hướng tuyến đường dây thiết kế cần được rà soát, hiệu chỉnh đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
Ngoài ra cần phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành có liên quan nơi tuyến đường dây đi qua. Đồng thời, chú trọng các trường hợp tuyến đường dây đi ngầm trong khu vực nội đô của TP.HCM và đoạn tuyến qua địa hình phức tạp, vượt nhịp lớn như tại các vị trí sông Vàm Thuật, sông Sài Gòn… để có giải pháp thiết kế sơ bộ các cấu kiện cột điện, lưới điện của dự án phù hợp, đảm bảo tính khả thi của dự án.
2 dự án nghìn tỷ của EVNNPT, Bộ Xây dựng nói chưa đủ cơ sở góp ý thẩm địnhBộ Xây dựng cho ý kiến về 2 dự án sử dụng nguồn vốn hơn 1.780 tỷ đồng của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT).