TP.HCM đánh giá theo Thông tư 22: Không bắt buộc dùng học bạ mới_bxh thuy si
-TheđánhgiátheoThôngtưKhôngbắtbuộcdùnghọcbạmớbxh thuy sio huớng dẫn thực hiện Thông tư 22 của Sở GD-ĐT TP.HCM đối với tiểu học, Không bắt buộc dùng học bạ mới. Hiệu trưởng cần hết sức chính xác và trách nhiệm khi quyết định việc lên lớp, hoặc ở lại lớp.
Về đánh giá thường xuyên, giáo viên căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh để đưa ra nhận xét phù hợp, không yêu cầu giáo viên đánh giá toàn bộ học sinh, chỉ chú ý vào những học sinh có biểu hiện đặc biệt.
không bắt buộc học sinh sử dụng học bạ theo mẫu mới khi đánh giá theo Thông tư 22 |
Về đánh giá định kì, Phòng GD-ĐT chỉ đạo để xây dựng kế hoạch đánh giá đúng tiêu chí gồm học tập ba mức hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành; năng lực có ba mức tốt, đạt, cần cố gắng.
Đề kiểm tra định kỳ có tỷ lệ tương đối giữa các mức là nhận biết 40%, hiểu 40%, vận dụng 20%, vận dụng phản hồi 10%.
Với bài kiểm tra định kỳ, giáo viên chủ nhiệm có thể giao bài kiểm tra cho phụ huynh vào buổi họp phụ huynh thường kì, nếu phụ huynh giữ lại, giáo viên tiến hành sao lưu lại bài.
Không công bố kết quả của từng học sinh trước lớp và so sánh học sinh này với học sinh khác.
Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra một số lưu ý, ngoài việc căn cứ theo Điều 15, Khoản 2, Điểm b và Điều 18, Khoản 2 về việc ra đề, với các đợt kiểm tra còn lại của các khối lớp, việc ra đề kiểm tra cũng như các nội dung liên quan (tổ chức coi thi, chấm thi, bài kiểm tra, bàn giao kết quả, bàn giao chất lượng học sinh) do Phòng GD-ĐT các quận huyện quyết định, hướng dẫn hiệu trưởng các trường thực hiện tùy theo tình hình thực tế của đơn vị.
Để có sự thống nhất, Sở khuyến nghị các trường thực hiện việc ra đề theo phương án, đề kiểm tra do giáo viên chủ nhiệm soạn, sau đó nộp về tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn chọn lọc và gửi cho ban giám hiệu từ 2 đến 3 đề. Ban giám hiệu duyệt đề và chọn ra 2 đề (1 đề chính thức và 1 đề dự phòng) làm đề thi cho khối.
Về việc Xét hoàn thành chương trình lớp học ( Điều 14, Khoản 1, Điểm c) và trách nhiệm của hiệu trưởng, Sở đề nghị hiệu trưởng các trường cần hết sức chính xác và trách nhiệm khi quyết định việc lên lớp, hoặc ở lại lớp đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình học.
Việc ghi học bạ, Sở cũng lưu ý, các nội dung của học bạ được ghi theo huớng dẫn đính kèm vào cuối năm học. Không bắt buộc học sinh sử dụng học bạ theo mẫu mới.Chỉ sử dụng học bạ mẫu mới đối với học sinh mới nhập học.
Nếu sử dụng học bạ cũ các trường có thể sửa như sau: Phần Các môn học và hoạt động giáo dụccó thể kẻ thêm cột Mức đạt đượcvào bên trái cột Điểm KTĐK.
Phần Các năng lực và Các phẩm chấtbỏ các ô Đạt vàChưa đạt. Đồng thời kẻ thêm các cột Mức đạt được vào bên phải cột Năng lực, đồng thời cột Nhận xétchỉ cần ghi nhận xét chung, không cần phải nhận xét riêng từng năng lực và phẩm chất.
Hàng thứ 4 của cột Phẩm chấtđược sửa lại thành Đoàn kết, yêu thương
Phần Nhận xétchỉ cần ghi một nhận xét chung cho năng lực hoặc phẩm chất, không cần ghi riêng cho từng tiêu chí.
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục được sử dụng một cách linh hoạt trên cơ sở đảm bảo thông tin về kết quả đánh giá giáo dục của học sinh, nội dung đánh giá được ghi theo huớng dẫn đính kèm.
Trong trường hợp giáo viên ghi sai một cột nào đó có thể sửa lại ở phần cột Ghi chúkèm theo chữ kí xác nhận của giáo viên. Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong việc ghi nội dung của bảng tổng hợp, khuyến khích các trường sử dụng giấy A3 khi in bảng tổng hợp.
Không bắt buộc sử dụng bộ công cụ đánh giá, tuy nhiên các trường có thể sử dụng bộ công cụ này như một kênh tham chiếu.
Lê Huyền