Du khách sẽ không thể chối từ sự cuốn hút,ữngmónănvặtnổitiếngởphốcổHộnhận định kèo bóng đá đêm nay mê hoặc của những món ăn vặt ở phố cổ Hội An - một trong những thiên đường ẩm thực châu Á. Không ngoa khi nói rằng Hội An là phố ăn hàng. Thành phố nhỏ bé, đi vài vòng lại quay về chốn cũ nhưng để thưởng thức hết những món ăn lề đường nơi đây, du khách có thể phải mất từ cả tuần đến 10 ngày lưu trú để thưởng thức. Tiếng rao hàng lảnh lót, vang vọng qua từng con đường nhỏ. Đến với Hội An, một trong những điểm đến được cho là có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á, du khách sẽ không thể chối từ sự cuốn hút, mê hoặc của những món ăn đường phố nơi đây. Chỉ đôi quang thúng, vài ba chiếc ghế con con… cũng đủ tạo nên một không gian hết sức mộc mạc, dân dã mê mẩn bao thực khách. Mang theo cả gánh nặng cuộc sống. Các món hàng rong thường phục vụ vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều, người ta lại nghe các bà, các mẹ cất tiếng rao dạo. Mỗi khi có khách, người bán lại quẩy gánh vào lề đường chọn nơi mát mẻ để đặt hàng. Hoặc có khi bày bán nơi góc phố, không chào mời inh ỏi nhưng vẫn níu kéo được bước chân khách bộ hành. Khi có khách, họ dừng lại bên đường ân cần, vui vẻ luôn làm khách hài lòng. Trên mỗi gánh hàng rong là một đặc sản dân dã, đủ các món ăn như bánh bèo, bánh bột lọc, tào phớ, cao lầu, mỳ Quảng, hến trộn… đã thu hút nhiều du khách. Với họ, vỉa hè là nơi lý tưởng để vừa ăn uống vừa ngắm nhìn phố cổ, tìm hiểu cuộc sống người dân bản địa. Mỗi bức ảnh khách chụp lại thì cũng chính là lúc hàng rong phố Hội được quảng bá thêm. Có nơi đâu, một gánh xí mà phù của ông già Tàu trên đôi quang gánh đã mòn bước hơn 70 năm lẫm đẫm đi quanh phố vẫn chỉ là những chén xí mà phù với mùi vị, hương sắc không đổi. Đôi quang gánh nhỏ bé của ông lão như đang gánh cả cái hồn ẩm thực của phố cổ bằng đôi chân chưa biết mệt mỏi. Đến khi về già, con cháu ông lại tiếp nối đôi chân cha mình, tiếp nối tình yêu phố cổ đến mãnh liệt để duy trì hồn phố bao đời gắn bó. Mỗi món ăn một hương vị khác nhau nhưng lại hòa quyện cùng nhau tạo nên hương sắc riêng của hồn phố cổ hấp dẫn bao thực khách. Nhân bánh bèo được chế biến khá công phu, ngọt ngọt, bùi bùi, còn có thêm ram chiên từ sợi cao lầu ăn giòn rụm. Bánh bột lọc, chả xếp lớp trong những nồi lớn nhìn mướt mắt, hấp dẫn người đi đường. Thêm cái vị nước mắm cay cay, ngọt ngọt, ăn ngon nhất là khi còn nóng. Món bánh tơ với giá bình dân được du khách ưa chuộng. Hến trộn, chè bắp là hai đặc sản nổi tiếng của vùng đất Cẩm Nam ven sông Hoài (Hội An). Từ món ăn dân dã, thơm ngon với vị béo béo, bùi bùi, ngọt lành hiếm nơi nào có được nay lại trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, góp phần thúc đẩy du lịch ẩm thực địa phương. Xí mà phù, mang theo cả hồn phố qua từng ngách nhỏ. Một trong những lý do hàng rong nơi đây được yêu thích cũng bởi giá cả rất bình dân. Một chén bánh bèo hay chiếc bánh khoai có giá từ 5.000 đồng, đĩa bánh lọc hay bắp ngô nước từ 10.000 đồng. Các món cao lầu, mỳ quảng có giá từ 20.000 đến 30.000đồng/ tô. Bánh ram, bánh đường cũng chỉ từ 5.000 đến 10.000 đồng/cái… Nhiều món ăn hấp dẫn, giá cả bình dân. Chị Trương Thiên Hà (du khách Hà Nội) chia sẻ: “Đến với Hội An không chỉ để tham quan cảnh đẹp, dạo chơi phố cổ mà còn để thưởng thức những món ăn đặc sản, thơm ngon tại đây. Ngồi bên gánh hàng rong vừa thưởng thức ẩm thực địa phương thơm ngon, hấp dẫn vừa ngắm nhìn phố cổ, tìm hiểu cuộc sống và con người nơi đây thì còn gì bằng. Giá cả các món ăn lại bình dân và hợp túi tiền, Hội An là nơi muốn đến chẳng nỡ về”. Một gánh hàng trên sông. Dạo qua các con phố lớn nhỏ trong phổ cổ, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh các mẹ, các chị quẩy đôi gánh vừa rao hàng, thỉnh thoảng lại dừng chân chào mời khách qua đường. Người mua vui vẻ dùng món ăn, nếu từ chối thì cũng nhận được câu chúc vui vẻ ấm lòng người phương xa. Cũng chính vì vậy, hình ảnh người Hội An luôn mang nét niềm nở, thân thiện trong lòng du khách bốn phương. Bánh đường, bánh đậu… giá cả bình dân, thơm ngon được yêu thích. Mấy trăm năm qua, nhịp sống Hội An vẫn hãy còn lưu giữ những tiếng rao vang vọng qua từng con đường nhỏ. Và người Hội An vẫn hằng ngày mong ngóng những gánh hàng ngày ngày diễu qua phố để thấy đời thật giản đơn, để lưu giữ chút gì đó của hồn xưa phố cổ. Mỗi món bánh dân dã, mộc mạc nhưng chứa đựng sự tâm huyết, tỉ mẩn trong từng loại nguyên liệu. (Theo Dân trí)