TheđịnhghitênlêntúirácởNhậtBảngâytranhcãbxh bahraino Reuters, thành phố Ichikikushikino thuộc tỉnh Kagoshima của Nhật Bản ra quy định không thu gom túi rác nào không có tên chủ nhân trên đó. Tuy nhiên, những túi rác gia đình vốn chứa nhiều vật dụng mang tính cá nhân vì vậy nhiều người không muốn tuân theo quy định này. Trong khi đó, chính quyền thành phố lại hi vọng quy định sẽ khuyến khích người dân thực hiện việc phân loại rác trước khi đem đổ, từ đó có thể giảm thiểu được lượng rác thải.
“Tôi không hề thích việc phải viết tên của mình lên túi rác, điều đó làm tôi có cảm giác như cuộc sống của tôi đang bị ai đó săm soi vậy”, một nữ cư dân ở thành phố này cho biết.
Một bà cụ 70 tuổi chuyển từ thành phố vùng Kanto phía đông Nhật Bản tới đây từ vài năm trước cũng cảm thấy không hài lòng về quy định này. Bà nói rằng bà phân loại rác theo đúng quy định vậy tại sao vẫn phải ghi tên mình lên những túi rác, điều mà bà chưa từng phải làm trước đây.
“Chỉ cần nhìn vào đống rác, hôm đó một người ăn gì và uống gì đều bị nhìn thấu”, bà nói thêm.
Tuy nhiên cũng có một số người ủng hộ quy tắc trên. Một nam cư dân địa phương 40 tuổi cho rằng thực sự không có gì phải xấu hổ về điều này cả và loại bỏ quy định này có khi sẽ phiền phức hơn. Một cụ bà 78 tuổi khác cũng bày tỏ đồng tình: “Tôi nghe nói đã từng có nhiều vụ cháy vì những vật dụng gây cháy nổ bị vứt chung với những loại rác khác. Điều này cũng gây khó khăn cho những người thu gom rác".
Ở Ichikikushikino, lượng rác thải trung bình hàng ngày là khoảng 1 kg/người trong năm 2020, cao hơn mức trung bình quốc gia, trong khi tỷ lệ tái chế là 9,3%, thấp hơn mức trung bình quốc gia là 20%. Một quan chức thành phố cho biết: "Nếu chúng tôi ngừng áp dụng quy định này, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn".
Bộ Môi trường Nhật Bản không nắm được có bao nhiêu thành phố đang thực hiện quy định bắt buộc ghi tên lên túi rác. Một quan chức cho hay vì lo ngại quyền riêng tư và các vấn đề khác, chính phủ không khuyến khích quy định trên. Tuy nhiên đây được xem là kế sách cuối cùng trong giảm thiểu rác thải nên chính phủ cũng không thể bác bỏ.
Giáo sư Mikiko Shinoki, Đại học Chuo Nhật Bản, người đã tiến hành nghiên cứu về phân loại và giảm thiểu rác, nhận xét: “Phân loại rác còn phải phụ thuộc vào hiệu suất của cơ sở xử lý rác của từng địa phương và tình hình tài chính của địa phương đó.”
Bà cho rằng quy định ghi tên có nhiều tác dụng song cũng có những khía cạnh không mong muốn như vấn đề riêng tư và người dân có thể bị lén theo dõi.
"Điều quan trọng là người dân có đồng ý hay không. Chính quyền thành phố không nên chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về cách phân loại rác mà họ cũng cần giúp người dân hiểu lợi ích của việc phân loại rác thải”, bà nói.
Hoài Thanh