Ý tưởng nhìn vào ai đó với khuôn mặt giống hệt mình nghe có vẻ khá đáng sợ. Song đây thực sự là thứ cửa hàng mặt nạ Kamenya Omote tại Nhật Bản đang kinh doanh. Không chỉ cho người dùng cơ hội trải nghiệm,ặtnạngườithậtgiáhàngtrămUSDchiếcởNhậtBảbảng c2 Kamenya Omote còn trả tiền để “mua” lại gương mặt của mọi người, biến nó thành mặt nạ người bán đi khắp thế giới, theo Vice.
Được sáng lập vào năm 2014 bởi chàng thanh niên 30 tuổi Shuhei Okawara, Kamenya Omote đặt mục tiêu tạo nên nền văn hóa mặt nạ mới.
Trong dự án mới nhất mang tên “That Face”, cửa hàng này sử dụng công nghệ đặc biệt tạo mặt nạ sống với mẫu là mặt của người thật. Mỗi chiếc mặt nạ có kích thước bằng 105% so với bản gốc, bất cứ ai cũng có thể đeo chúng.
Kamenya Omote được thành lập vào năm 2014 bởi Shuhei Okawara. Ảnh: Kamenya Omote. |
Dự án thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi mặt nạ mẫu dựa trên khuôn mặt của chính Okawara bán hết, cửa hàng mời thêm ứng viên từ Tokyo, những người hứng thú với việc “bán” mặt của mình đổi lấy số tiền 40.000 yên (khoảng 383 USD).
*Lược dịch bài phỏng vấn của Okawara với tờ Vice về những suy nghĩ của đằng sau dự án in mặt nạ "That Face".
Hàng trăm USD cho mỗi sản phẩm
Chào Shuhei, ý tưởng đằng sau "That Face" là gì?
- Tôi thích việc thay đổi suy nghĩ của số đông về cái gọi là "cửa hàng mặt nạ". Vì là cửa hàng bán mặt nạ, nên việc mua và bán "mặt" nạ là điều đương nhiên.
Làm thế nào những chiếc mặt nạ trông chi tiết và thực tế đến vậy?
- Chúng tôi sử dụng công nghệ đặc biệt để làm ra chúng từ những khuôn nhựa in 3D lấy dữ liệu từ mặt người thật. Quá trình chi tiết là bí mật kinh doanh.
Giá hiện tại của những mặt nạ này là bao nhiêu?
- Chiếc mặt nạ đầu tiên lấy mẫu từ chính khuôn mặt tôi nên có giá 78.000 yên (khoảng 747 USD). Cái tiếp theo sẽ có giá 98.000 yên (khoảng 939 USD).
Shuhei Okawara bên mặt nạ in hình gương mặt bản thân. Ảnh: Kamenya Omote. |
Tôi dự tính bán khuôn mặt một người nào đó ở Tokyo vì tôi tin những gương mặt vô danh thực sự có giá trị. Khuôn mặt của con người là loại giá trị biến đổi theo thời gian.
Trên trang bán hàng có lưu ý rằng mặt nạ sẽ chắn tầm nhìn và làm người đeo khó thở. Vì sao anh nghĩ khách hàng vẫn sẽ mua chúng bất chấp những bất tiện trên?
- Tôi lấy cảm hứng từ mặt nạ sân khấu, vốn có cấu trúc gây hẹp tầm nhìn và khó thở. Chỉ khi vượt qua khó khăn đó thì một gương mặt với tính cách khác biệt mới được hình thành. Mọi người không muốn một gương mặt hoàn hảo, cái họ cần là sự thay đổi. Người ta sẵn sàng chịu đau để biến đổi. Cũng giống việc xăm hình, dù đau đớn nhưng người ta vẫn tiếp tục xăm.
Như trong bộ phim The Mask, việc đeo mặt nạ nói chung khiến bạn cảm thấy lớn lao và tự do hơn bình thường, dù chỉ với chiếc khẩu trang y tế thường ngày.
Shuhei Okawara xem sản phẩm của Kamenya Omote là những tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kamenya Omote. |
Liệu có ai hứng thú việc “bán” mặt của mình để tạo ra mặt nạ? Tại sao họ lại muốn làm như vậy?
- Hiện tại đã có hơn 100 người sẵn sàng tham gia "That Face". Bạn đã bao giờ nghĩ nếu mình có anh em song sinh thì sẽ thế nào? Con người hiện vẫn chưa có khả năng nhìn vào chính khuôn mặt của mình mà không cần gương.
Người ta thường tự hỏi rằng liệu có ai đó giống mình đang tồn tại đâu đó, sống cuộc đời hoàn toàn khác với chúng ta? Những câu chuyện về “người song trùng” được sinh ra do những ước muốn như thế của con người.
Chúng tôi chỉ mua một số lượng khuôn mặt nhất định. Tôi không muốn bán nhân dạng của người khác mà muốn mua hơn. Nhưng để mua được thì tôi phải bán trước đã. Có nhiều người không cần tiền mà chỉ muốn "cho" khuôn mặt của mình. Nhưng tôi vẫn trả vì thích việc mua mặt này.
Tại sao anh không thích bán mà lại muốn mua?
- Việc mua hàng khiến tôi thấy hứng khởi hơn việc bán. Là người kinh doanh nghệ thuật, tôi định giá thành quả của nghệ sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy vẫn là để người khác mua được tác phẩm. Chính người mua mới tạo ra thị trường chứ không phải người bán. Việc mua một thứ gì đó vì bạn cảm thấy thích và đáng giá, thú vị hơn nhiều so với việc bán đi thứ bạn nghĩ sẽ đắt hàng.
Các khuôn mặt vô danh có giá trị nhưng chúng biến đổi tùy lúc. Có những gương mặt, như mặt của người nổi tiếng, có thể chứa giá trị nào đó, nhưng cũng có gương mặt dù được trả tiền cũng không ai muốn mua. Giá trị của chúng không phải do tôi mà chính người mua quyết định.
Nếu phải tìm một lý do cụ thể, tôi sẽ nói rằng bán đi không có gì thú vị, dù tôi biết trên thế giới có nhiều người bán loại mặt nạ phỏng theo mặt các tổng thống, chính khách nổi tiếng.
Shuhei Okawara yêu thích việc mua những khuôn mặt người hơn là bán chúng. Ảnh: Kamenya Omote. |
Mặt nạ của anh có độ tỉ mỉ và chi tiết rất giống bản gốc, vậy chúng có vượt qua được hệ thống nhận dạng gương mặt không?
- Công nghệ nhân bản khuôn mặt đã có từ rất lâu. Công nghệ của chúng tôi đang được dùng để tăng độ chính xác của hệ thống nhận dạng khuôn mặt. Vài năm trước, một nhà phát triển của hệ thống đã từng dùng mặt nạ để xem nó có qua được hệ thống nhận dạng hay không. Kết quả là hệ thống đã mở khóa do không nhận ra đó là mặt nạ.
Nếu vậy, giả sử như có người dùng mặt nạ này cho mục đích phi pháp, liệu Kamenya Omote có phải chịu trách nhiệm?
Tôi nghĩ nếu làm như vậy, họ sẽ bị bắt ngay lập tức. Người ta có ngừng bán mũ trùm đầu mấy tên cướp hay đội không? Nhà sản xuất quần áo có thể chịu trách nhiệm khi gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu buộc tội họ vì người mua quần áo phạm pháp thì thật vô lý.
Trước nhu cầu "bán" mặt cao như vậy, anh có nghĩ đến việc nhận mua từ những người sống ngoài Tokyo không?
- Hiện đã có rất nhiều yêu cầu như thế và tôi nghĩ việc này có thể xảy ra. Nếu dự án ở Tokyo tiến triển tốt, tôi có thể sẽ thực hiện nó ở những nơi khác.
Theo Zing
IBM, Amazon và Microsoft đều tuyên bố ngừng phát triển công nghệ nhận dạng hoặc ngừng cung cấp cho các cơ quan chính phủ cho đến khi có quy định cụ thể. Vậy công nghệ nhận dạng có ảnh hưởng gì đến quyền riêng tư của con người?