Loại vắc xin mới cung cấp khả năng bảo vệ miễn dịch vượt trội chống lại hai nhánh virus thuộc biến thể Omicron so với vắc xin mRNA tiêu chuẩn.
Vắc xin mới,kq leipzig được gọi là Omnivax, đã tăng phản ứng kháng thể trung hòa chống lại BA.1 và BA.2.12.1 ở chuột lần lượt gấp 19 lần và 8 lần so với vắc xin hiện có. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature Communicationsvà Cell Discovery.
Sidi Chen, Phó giáo sư di truyền học tại Đại học Yale, cho biết: "Mặc dù vắc xin mRNA tiêu chuẩn vẫn cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các biến thể mới nhưng hiệu quả sẽ giảm dần theo thời gian và bị tổn hại do các đột biến thoát miễn dịch trong các biến thể mới nổi".
"Chúng tôi muốn xem liệu có thể phát triển loại vắc xin cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung chống lại các biến thể phụ mới nổi hay không".
Vắc xin thử nghiệm sử dụng hạt nano lipid cung cấp mRNA đến các tế bào với "hướng dẫn" tạo ra các protein gai từ biến thể đột biến. Sự hiện diện của các mảnh virus lạ thúc đẩy hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus.
Sự đột biến nhanh chóng của các protein gai trên bề mặt của virus đã khiến các thế hệ vắc xin mRNA hiện nay giảm khả năng bảo vệ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, vắc xin mRNA mới có thể được tạo ra một cách nhanh chóng. Ví dụ, biến thể phụ BA.1 xuất hiện vào giữa tháng 11 thì tới giữa tháng 12, nhóm tác giả ở Đại học Yale đã phát triển được vắc xin mới. Tuy nhiên, phải tới tháng 2, việc thử nghiệm hiệu quả của vắc xin trên chuột và đánh giá mới hoàn thành.
"Việc đưa vắc xin mới từ phòng thí nghiệm ra thực tế đòi hỏi phải kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm trên người. Nhưng các nghiên cứu tiền lâm sàng cung cấp đánh giá toàn diện và khách quan về ứng cử viên vắc xin đặc hiệu Omicron", Phó giáo sư Chen giải thích.
Trước sự gia tăng của các biến thể BA.4 và BA.5, Đại học Yale đang thử nghiệm một ứng viên vắc xin chống lại các biến thể này trên chuột.
Phó giáo sư Chen nói: “Chúng tôi có một hệ thống để chống lại những biến thể mới nhưng chúng tôi cần điều chỉnh hệ thống để phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa sức khỏe đang nổi lên”.
Nghiên cứu chủ yếu do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ.