Tình trạng các cô dâu Trung Quốc đòi tiền thách cưới quá cao khiến chính quyền địa phương đau đầu trong việc tìm giải pháp khuyến khích kết hôn.
Trong một động thái nhằm giải quyết vấn đề này,áchcướitriệumẹđơnthânchosốngthửtrướckhithanhtoákèo tỷ số bóng đá trực tuyến hôm nay hồi tháng 2 năm nay, quận Chongyi thuộc tỉnh Giang Tây đã đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính 10 lĩnh vực trong xã hội. Một trong số đó là chính sách hỗ trợ tiền thách cưới không quá 39.000 nhân dân tệ (khoảng 134 triệu đồng).
Chính sách mới của địa phương này đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt trong nước và làm dấy lên những nghi ngờ về tính hiệu quả của nó.
Trong khi đó, một người phụ nữ tên Yu Fei đã tìm ra một giải pháp thú vị hơn. Người phụ nữ đã ly hôn và đang nuôi 2 con riêng này quyết định sống thử với người chồng thứ 2 trước khi nhận tiền thách cưới của anh ta.
Tại ngôi làng Lingang của cô, tiền thách cưới trung bình là từ 700.000 đến 800.000 nhân dân tệ (khoảng 2,4 đến 2,7 tỷ đồng), cao hơn nhiều so với hầu hết các địa phương khác ở Trung Quốc.
Ông Hu Mingliang, một quan chức địa phương, cho biết sự mất cân bằng giới tính đã gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hôn nhân, làm tăng số tiền mà phía nhà trai phải trả cho nhà gái trước khi kết hôn.
Một cô gái trẻ “đắt chồng” có thể đặt ra số tiền thách cưới lên tới hàng trăm nghìn nhân dân tệ, thậm chí có thể lên tới 1 triệu nhân dân tệ (tương đương 3,45 tỷ đồng).
Yu cho rằng, sự cạnh tranh gây lạm phát không chỉ ở phía chú rể mà gia đình cô dâu cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh này để “giữ thể diện”. “Một số bậc cha mẹ nghĩ rằng nếu người phụ nữ đó nhận được tiền thách cưới là 680.000 nhân dân tệ thì con gái tôi phải nhận được 720.000 nhân dân tệ”.
Yu quyết định vẫn yêu cầu khoản tiền thách cưới từ người chồng của mình bởi vì cô cũng có 2 con trai. Mặc dù chồng cũ của cô đã hỗ trợ tài chính nhưng chi phí tiềm ẩn cho đám cưới trong tương lai của các con trai cô vẫn là mối lo ngại đáng kể. Số tiền thách cưới mà cô nhận được từ người chồng thứ 2 có thể giúp cô trang trải những chi phí đó.
Yu hy vọng rằng bằng cách chấp nhận một mức tiền thách cưới thấp hơn, cô sẽ giúp tạo ra tiền lệ để giảm bớt kỳ vọng từ phía các nhà gái.
“Lv Yichen và tôi đều ở độ tuổi 30 và đang tìm kiếm một người bạn đời để chia sẻ trong cuộc sống. Trước khi kết hôn, tôi nói với anh ấy rằng tiền thách cưới tôi đưa ra là 120.000 nhân dân tệ (414 triệu đồng). Trước tiên, chúng tôi quyết định sống cùng nhau để xem hai bên có thể hòa hợp hay không. Nếu mọi việc suôn sẻ, anh ấy sẽ trả tiền thách cưới” – Yu chia sẻ.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng “mức giá” mà người phụ nữ này đưa ra là quá ảo tưởng. “Cô ấy tái hôn, có 2 con riêng nhưng ‘chỉ’ lấy có 120.000 nhân dân tệ? Trời ơi!" - một người thốt lên.
“Thật đáng sợ khi 120.000 nhân dân tệ được coi là thấp” - một người khác bình luận.
“Chỉ phải trả tiền thách cưới nếu phù hợp? Đây là kiểu ‘giao hàng rồi mới trả tiền à?’. Chuyện này ngày càng trở nên vô lý!”.
“Tại sao không áp dụng kế hoạch trả góp trong 3 năm, mỗi ngày trả một khoản nhỏ? Bằng cách đó, không bên nào bị thiệt cả. Càng ngày càng thấy buồn cười!” – một người hài hước nói.
评论专区