Không chỉ áp dụng những kiến thức để tự trồng rau sạch ngay tại khuôn viên trường,ệuquảtừmôhìnhvườnrauthủsoi kèo truoc tran học sinh (HS) trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương còn được bán những sản phẩm mình trồng ra thị trường nhờ mô hình trồng rau thủy canh.
Mô hình trồng rau thủy canh của học sinh trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. Ảnh: N.N
Anh Nguyễn Bá Biên, Phó trưởng khoa Nông nghiệp (trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương) cho biết, với phương châm “nông nghiệp phục vụ đô thị”, nhà trường xây dựng các mô hình phù hợp với sự phát triển đô thị của tỉnh, trong đó có mô hình trồng rau thủy canh. Hiện nhà trường đang có 2 mô hình trồng rau thủy canh, đó là mô hình trồng rau hữu cơ và mô hình trồng rau trên giá thể hữu cơ. Với mô hình trồng rau hữu cơ (trồng trực tiếp trên đất), các vườn rau được trồng trong 4 nhà lưới do tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trong đó có 1 vườn rau cho lá và 3 vườn cho củ, ăn quả. Theo đó, với diện tích trên 1.000m2, được chia làm nhiều khu vực để trồng nhiều loại rau khác nhau, khu vực nhà lưới lớn nhất với diện tích khoảng 500m2 là nơi trồng cà chua, dưa lưới, xen canh giữa các vụ là rau xà lách. Những nhà lưới nhỏ hơn thì trồng các loại rau như cải xanh, rau dền, mồng tơi và các loại ăn quả, ăn củ như khổ qua, đậu bắp, củ sắn, cà rốt… Đối với mô hình trồng rau trên giá thể hữu cơ (rau, củ được trồng trên các giá thể hữu cơ như xơ dừa, tro trấu, phân hữu cơ…) được áp dụng cho việc trồng rau ở khu vực đô thị vì các sản phẩm có thể treo ở nhiều nơi trong nhà như ban công, cửa sổ hay trên sân thượng…
Để cho ra đời những sản phẩm rau sạch, an toàn cho sức khỏe, quy trình trồng và chăm sóc rau an toàn luôn được các HS tuân thủ chặt chẽ từ đất, phân hữu cơ đến nguồn nước tưới cũng qua các khâu xử lý... Theo anh Biên, nhà trường khuyến khích HS phát huy sở trường, đam mê đối với mô hình mình yêu thích, nên vào đầu năm học, các HS sẽ được tự đăng ký loại sản phẩm muốn trồng, sau đó nhà trường sẽ hỗ trợ cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật….
Tham gia mô hình trồng rau thủy canh, HS không chỉ được thực hành mà còn được bán các sản phẩm ra thị trường. Theo đó, mỗi ngày, HS thu hoạch khoảng 30kg rau, củ mang ra trước cổng trường để bán. Chỉ trong thời gian ngắn, người dân đã đến mua hết rau trên sạp. Chị Nguyễn Phương Dung, một khách hàng thường mua rau của nhà trường nói: “Mặc dù rau có giá tiền nhỉnh hơn rau ngoài chợ nhưng hoàn toàn xứng đáng. Tôi nghĩ để cung cấp cho thị trường những loại rau sạch như thế này, các em đã phải bỏ thời gian và công sức chăm sóc vất vả hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc trừ sâu, tăng trưởng. Vì vậy, tôi luôn lựa chọn rau của các em cho bữa ăn gia đình”. Bạn Nguyễn Văn Bằng, HS khoa Nông nghiệp, trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương chia sẻ: “Thực hiện mô hình vừa trồng vừa bán rau giúp chúng tôi có cơ hội học được nhiều kinh nghiệm thực tế, từ công tác trồng, chăm sóc đến bán sản phẩm, nắm được giá cả thị trường… để áp dụng sau khi ra trường”.
Theo ông Huỳnh Kim Ngân, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương, hiện nay mô hình trồng rau thủy canh của nhà trường đã phát huy hiệu quả, bằng chứng là người dân ủng hộ nhiệt tình các sản phẩm. Tuy nhiên, diện tích đất nhà trường có hạn nên cũng chưa thể đáp ứng hết được nguyện vọng cho tất cả các em HS. Cũng do diện tích canh tác hạn chế nên số lượng đưa ra thị trường cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân.
NGỌC NHƯ
(责任编辑:Thể thao)