- Marvin Wright đã dành 2 tuần để viết bài phát biểu tốt nghiệp,ôngđọcdiễnvănchuẩnbịsẵnnamsinhbịgiữbằngtốtnghiệkết quả hạng 2 tây ban nha thậm chí là thức tới 5 giờ sáng ngày hôm đó để hoàn thành.
Thế nhưng, hiệu trưởng Trường Trung học Southwest Edgecombe ở Pinetops, North Carolina, Mỹ đã nói với cậu rằng cậu sẽ phải thực hiện một bài phát biểu khác, chỉ có 5 câu và được soạn sẵn bởi ban quản trị của trường. Ngoài ra, ông không đưa ra bất kỳ lý do gì.
“Tôi cảm thấy bị cướp đi một cơ hội để nói những lời của mình” – Marvin, 18 tuổi chia sẻ với The Washington Post. Dù vậy, mẹ cậu, bạn bè và các giáo viên vẫn đề nghị Marvin nên thực hiện bài phát biểu đã chuẩn bị trước của mình.
Marvin phát biểu tại lễ tốt nghiệp. |
Bước lên sân khấu của buổi lễ tốt nghiệp hôm 16/6, Marvin mở bài phát biểu mà hiệu trưởng đã gửi cho cậu bằng điện thoại. Thế nhưng, thay vì đọc những câu từ đã được nhà trường chuẩn bị trước, cậu bỏ chiếc điện thoại ra một bên và đọc bài phát biểu ban đầu trước bạn bè và những người đã khuyến khích cậu làm vậy.
Ngồi đằng sau Marvin, hiệu trưởng Craig Harris ngay lập tức quay sang nhân viên ngồi cạnh thì thầm điều gì đó với thái độ không hài lòng – đoạn video ghi lại cho thấy.
Sau tiếng vỗ tay, tất cả học sinh xếp hàng lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp chính thức. Nhưng một tấm bằng bị thiếu – đó chính là bằng tốt nghiệp của Marvin. Cô vấn cao cấp của hiệu trưởng thông báo rằng hiệu trưởng đã lấy bằng tốt nghiệp của Marvin ra vì cậu đã không đọc đúng bài phát biểu.
“Tất cả bạn bè đã ở bên ngoài chụp ảnh lưu niệm, còn tôi vẫn ở trong cố lấy bằng của mình” – Marvin nói. “Tôi thực sự bị tổn thương và xấu hổ, thậm chí là cảm thấy nhục nhã”.
Marvin và mẹ cậu – bà Jokita Wright đã cáo buộc nhà trường không chỉ kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của học sinh, mà còn trả thù học sinh bằng cách giữ lại bằng tốt nghiệp. Trong khi, hiệu trưởng Harris giải thích rằng do Marvin đã không nộp bài phát biểu cho trường vào hạn cuối. Phía Marvin thì nói cậu không hề biết điều này.
Hai ngày sau, cậu nhận được tấm bằng với lời nhắn gửi của hiệu trưởng: “Nếu mẹ em hỏi gì, hãy gọi cho tôi”.
Sau đó, giám đốc các trường học hạt Edgecombe – ông John Farrelly đã gọi cho Marvin để xin lỗi về cách mà nhà trường đã xử lý tình huống vào ngày hôm đó.
“Thay mặt nhà trường, tôi đã liên lạc với gia đình để nói lời xin lỗi” – ông Farrelly nói. “Không bao giờ nên tước đoạt tấm bằng tốt nghiệp của học sinh”.
Ông Farrelly cũng cho biết, ông không có bất cứ vấn đề gì với nội dung bài phát biểu của Marvin, nhưng nhà trường luôn kỳ vọng tất cả những bài phát biểu tốt nghiệp đều được chuẩn bị và luyện tập. “Nhà trường luôn nói rõ ràng điều đó với người được chọn phát biểu. Học sinh này đã không làm theo kỳ vọng đó”.
Trong bài phát biểu dài gần 5 phút của mình, Marvin đã gợi nhớ lại những kỷ niệm thời tiểu học, trung học. Mặc dù có vấp váp vài lần, bài phát biểu của cậu vẫn nhận được những tràng vỗ tay, những tiếng cười sảng khoái và sự cổ vũ của tất cả mọi người.
Cậu đã cảm ơn Chúa, cảm ơn gia đình những học sinh tốt nghiệp, đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường và đặc biệt là mẹ cậu – người đang chảy nước mắt dưới hàng ghế khán giả.
Cậu nói về năm học cuối cùng: “Mọi thứ dường như khác đi. Giáo viên trở thành những người cố vấn, bạn bè trở thành gia đình, và Southwest Edgecombe High trở thành nhà”.
“Tôi không phải là chuyên gia trong hành trình mà chúng ta gọi là cuộc sống, nhưng tất cả chúng ta đều có khả năng tạo sự khác biệt và thay đổi thế giới”.
“Vì thế tôi đã nói với các bạn của mình rằng, hãy trân trọng những phút giây cuối cùng ở đây, những kỷ niệm mà chúng ta tạo nên, sẵn sàng cho hành trình phía trước”.
Nguyễn Thảo(Theo Washington Post)