Tự truyện lý giải thành công của nhà sáng lập Ford_kết quả giải nhật bản
Tôi không phản đối quan điểm chung về việc tiếp thu các ý tưởng mới. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta hoài nghi và tranh luận về tính đúng đắn của tất cả ý tưởng mới hơn là vội vàng lên kế hoạch cho mọi ý tưởng được nêu ra... Chủ nghĩa hoài nghi,ựtruyệnlýgiảithànhcôngcủanhàsánglậkết quả giải nhật bản ở một góc độ nào đó là sự thận trọng, sẽ là bánh xe cân bằng cho nền văn minh.
Hầu hết các vấn đề gay gắt hiện nay trên thế giới đều bắt nguồn từ việc chúng ta tiếp nhận các ý tưởng mới mà không khảo sát kỹ càng xem đó có phải là những ý tưởng tốt hay không. Một ý tưởng không nhất thiết là tốt chỉ vì nó đã cũ, cũng không nhất thiết là tệ chỉ vì nó mới, nhưng nếu một ý tưởng cũ tỏ ra có hiệu quả thì mọi bằng chứng sẽ chứng minh điều đó.
Bản thân mỗi ý tưởng đều có giá trị lớn lao riêng nhưng một ý tưởng thì vẫn chỉ là một ý tưởng mà thôi. Ai cũng có thể đưa ra một ý tưởng nhưng phát triển ý tưởng đó thành sản phẩm thực tế như thế nào mới là điều quan trọng.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Raddit. |
Điều tôi đang quan tâm nhất hiện nay là việc chứng minh một cách toàn diện rằng các ý tưởng mà chúng tôi đã áp dụng vào thực tế có thể được tận dụng tối đa - không chỉ ứng dụng riêng cho ôtô hay máy kéo mà còn xây dựng nên một cái gì đó có bản chất chuẩn mực, quy luật chung nhất. Tôi thực sự tin rằng nó cũng là quy luật tự nhiên và tôi muốn chứng minh chắc chắn rằng nó sẽ được chấp nhận, không phải như một ý tưởng mới, mà như một quy luật tự nhiên.
Nhưng điều hiển nhiên là chúng ta phải lao động để nhận ra rằng sự phồn vinh và hạnh phúc chỉ có được từ những nỗ lực trung thực nhất. Những căn bệnh của con người chủ yếu bắt nguồn từ việc cố gắng thoát khỏi quá trình tự nhiên này. Tôi hoàn toàn chấp nhận các nguyên tắc tự nhiên đó. Đương nhiên là chúng ta phải lao động.
Tất cả những gì chúng ta làm chính là kết quả tất yếu của nguyên tắc: khi chúng ta phải lao động thì tốt hơn hết là hãy lao động một cách thông minh và biết lo xa. Ta làm việc thế nào thì sẽ nhận được kết quả thế ấy. Tôi nhìn nhận tất cả những điều đó chỉ như những lý lẽ thông thường và cơ bản trong đời sống.
Tôi không phải là nhà cải cách. Tôi cho rằng đã có quá nhiều nỗ lực cải cách trên thế giới và chúng ta quan tâm quá mức đến những nhà cải cách. Ở đây, chúng ta có hai loại nhà cải cách. Cả hai đều là những kẻ gây hại. Những kẻ tự gọi mình là nhà cải cách muốn phá tan mọi thứ. Họ là loại người sẽ xé toạc chiếc áo sơ mi chỉ vì cái khuy cổ không vừa với lỗ khuyết mà không bao giờ nghĩ đến việc nới rộng lỗ khuyết đó.
Loại nhà cải cách này, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không bao giờ biết thực sự họ đang làm gì. Kinh nghiệm và việc cải cách không đi đôi với nhau. Một nhà cải cách sẽ không thể nén được cơn giận sục sôi khi phải đứng trước thực tế. Và thế là anh ta sẽ phải loại bỏ mọi thực tế xảy ra.