Trước đó,ộTàichínhnóivềvướngmắcdựánxâydựngĐạihọcĐàNẵlịch thi đấu hạng nhất anh ngày 10/10, Bộ KH-ĐT có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính về báo cáo kết quả rà soát thực trạng khó khăn, vướng mắc đối với dự án này.
65% tổng diện tích chưa có phương án tái định cư
Bộ Tài chính cho hay, theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng đối với 170,77ha đất quy hoạch tại Quảng Nam.
Như vậy, tổng diện tích đất thuộc khu quy hoạch ĐH Đà Nẵng chưa giải tỏa chiếm khoảng 65% diện tích của toàn dự án. Phần lớn diện tích chưa giải tỏa nằm ở Quảng Nam (170,77ha trong số 193,9ha). Đây có thể xem như vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai dự án.
Ngoài ra, theo luật Đất đai năm 2013, “việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng khu tái định cư”. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Nam chưa đề xuất phương án bố trí đất và xây dựng các khu tái định cư để ổn định đời sống nhân dân thuộc diện di dời.
Do vậy, "dù nguồn vốn bổ sung để bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được bố trí nhưng việc Quảng Nam chưa có phương án tái định cư sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến khả năng giải ngân theo kế hoạch", Bộ Tài chính nêu.
Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ KH-ĐT, UBND Quảng Nam xây dựng cụ thể phương án xử lý các vướng mắc, xác định lộ trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Trên cơ sở đó mới đề xuất bổ sung từ nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện (trường hợp có chủ trương được sử dụng từ nguồn này).
Về đề xuất tổng hợp, cân đối nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương hàng năm, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, do dự án mới đang trong giai đoạn báo cáo Thủ tướng xem xét, giải quyết các tồn tại, vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên đề xuất bố trí bổ sung vốn cho dự án từ nguồn tăng thu cần thực hiện theo đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước, nghị quyết số 23/2021/QH15.
Rà soát lại hình thức sử dụng đất
Về đề xuất chủ trì hướng dẫn sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay lại, để thực hiện tiểu dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho dự án này, Bộ Tài chính thông tin:
Theo quy định của luật Đất đai năm 2013, đơn vị sự nghiệp công không được thế chấp quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, diện không thu tiền sử dụng, Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Cùng với đó, không có quy định thế chấp tài sản gắn liền với đất mà đất đó được giao không thu tiền sử dụng đất.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị ĐH Đà Nẵng rà soát lại hình thức sử dụng đất hiện tại để đảm bảo thực hiện đúng quy định.
Bên cạnh đó, theo luật Quản lý sử dụng tài sản công, đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước để thế chấp.
Theo các quy định hiện hành, các đơn vị sự nghiệp đang áp dụng hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng hoặc thuê đất và được miễn tiền thuê đất thì không được quyền thế chấp tài sản gắn liền với đất để tránh rủi ro phát sinh khi xử lý tài sản thế chấp.
Do ĐH Đà Nẵng chưa có phương án bảo đảm khoản vay bằng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật nên Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến của các đơn vị liên quan, sẽ trình Thủ tướng và Chính phủ quyết định.