Phát biểu tại buổi làm việc,ủtướngPhạmMinhChínhĐàotạonhânlựclàmsaođểđisaunhưngvềtrướkết quả giải vô địch hạng 2 victoria úc Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yếu tố con người rất quan trọng cho sự phát triển đất nước. Trong yếu tố con người, vấn đề đào tạo là xuyên suốt, liên tục, toàn diện và có nghĩa quan trọng, quyết định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, nước ta theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ nhưng đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển.
“Chúng ta bây giờ đi đâu, nước nào cũng thấy có các học sinh, sinh viên, có những người tài là người Việt Nam, nên rất đáng tự hào... Nhờ đường lối đối ngoại này mà đường lối đào tạo của chúng ta cũng được cởi mở, cởi trói được những nút thắt”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, song song việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, Việt Nam đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về nguồn nhân lực, thể chế, hạ tầng. Về đột phá đào tạo nguồn nhân lực, theo Thủ tướng, chúng ta cần thúc đẩy nhanh, toàn diện, tổng thể.
Thủ tướng lưu ý cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực trong cả 3 lĩnh vực: Nghiên cứu cơ bản, quản lý và ứng dụng.
“Phải đào tạo nguồn nhân lực để làm sao chúng ta đi sau, nhưng có thể về trước; phải đi đúng hướng với thời đại, phù hợp với hoàn cảnh, con người”.
Để “đi sau nhưng về trước”, Thủ tướng cho rằng cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực các ngành chúng ta có thể có thế mạnh, phát huy được hết những tiềm năng khác biệt, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.
“Chúng ta cần phải đi thẳng vào các vấn đề, các ngành mũi nhọn và những xu thế mà thế giới đang phát triển. Đó là xu thế về chuyển đổi số, phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu...”, Thủ tướng nói.
Về phát triển thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, thế giới đang biến đổi nhanh, hàm lượng tri thức cao, việc ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống cũng phải nhanh, kịp thời. Dự báo tình hình sắp tới khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.
Do đó phải thích ứng với những điều này, muốn vậy phải có tri thức, phải có đào tạo, nghiên cứu... Thủ tướng hoan nghênh ĐH Quốc gia Hà Nội bước đầu đã gắn việc nghiên cứu khoa học, giáo dục- đào tạo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
Với vai trò là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có đội ngũ cán bộ khoa học hùng hậu, đã và đang đào tạo nhiều lĩnh vực quan trọng, then chốt cả về lý thuyết hàn lâm và khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng, Thủ tướng đề nghị ĐH Quốc gia Hà Nội không ngừng đổi mới sáng tạo phù hợp tình hình, hoàn cảnh mới để thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học theo mô hình hiện đại, có tầm cỡ, uy tín trong khu vực và quốc tế; có khát vọng vươn lên, đột phá.
Cùng đó, phát triển toàn diện cả bề rộng và chiều sâu, tập trung vào một số lĩnh vực khoa học cơ bản, đào tạo chuyên ngành, mũi nhọn, chất lượng cao, có thế mạnh của Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới, nhất là đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.
Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển đồng thời cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học theo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, xu thế của thời đại.
Tiếp tục phát huy, nhân rộng các hình thức tuyển sinh phù hợp, hiệu quả, trong đó có hình thức đánh giá năng lực học sinh THPT. Từ thực tiễn, chúng ta cần đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển; có cơ chế khuyến khích sinh viên vào học các ngành khoa học cơ bản, ngành đặc thù, ngành hiếm để vừa phục vụ bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị riêng có của quốc gia, dân tộc, vừa phục vụ sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Tại buổi làm việc, Giáo sư Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho hay đầu tư cho con người, cho đội ngũ nhà khoa học đặc biệt được chú trọng trong chiến lược phát triển của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cũng theo Giáo sư Lê Quân, ĐH Quốc gia Hà Nội có nhiều cấp học để phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng tài năng chất lượng cao. Hiện nay, đại học có 4 trường THPT và 1 trường THCS - đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài từ cấp phổ thông, cung cấp những nhân tài cho các lĩnh vực sau này.
“Chúng tôi đang quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục phổ thông để có sự gắn kết và bồi dưỡng nhà khoa học ngay từ trình độ phổ thông, chứ không phải chờ đến trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ. ĐH Quốc gia Hà Nội có 14 đơn vị đào tạo ở bậc đại học với quy mô khoảng 60.000 sinh viên/năm.
Đến nay, các chương trình đào tạo đang chuyển hướng theo hướng đào tạo bằng Tiếng Anh, đào tạo để gắn với hội nhập. Đặc biệt trên nền tảng đào tạo khoa học cơ bản truyền thống, mở rộng để đào tạo các lĩnh vực đáp ứng cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, ông Quân nói.
Ông Quân thông tin thêm, nhiều chính sách cũng được ban hành nhằm phát huy nội lực và ươm mầm nhà khoa học trẻ, hỗ trợ giảng viên, cán bộ và người học, nhằm tạo động lực cho giảng viên, nhà khoa học hăng say đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thu hút đội ngũ khoa học trình độ cao.
Trong 2 năm qua, ĐH Quốc gia Hà Nội thu hút được thêm khoảng 150 tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư... 2 năm nay, đại học này cũng ban hành những nghị quyết, triển khai chính sách rà soát cán bộ, tập trung thu hút người giỏi về làm việc và có môi trường nghiên cứu tốt.
“Chúng tôi cũng thí điểm chương trình tiến sĩ trẻ về công tác tại ĐH Quốc gia Hà Nội, 3 năm đầu sẽ được đảm bảo thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng/tháng...
Trong năm nay, chúng tôi sẽ thí điểm dành khoảng kinh phí khoảng 5 tỷ đồng để thu hút các nhà khoa học có trình độ cao, có thành tích xuất sắc về với đãi ngộ ngoài mức lương cơ bản được đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng/năm”, Giáo sư Quân nói.
32 trường dùng kết quả đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển
Đến nay đã có 32 trường ĐH, học viện sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội làm căn cứ xét tuyển năm 2023.