| Nghiên cứu được thực hiện trên ruồi giấm và chuột |
Nghiên cứu hiện chưa được thực hiện trên con người nhưng đã thành công ở ruồi giấm và chuột. Các phát hiện được công bố trên ấn bản online của tạp chí khoa học Anh Nature Communications hôm 19/2. Nghiên cứu này đang gieo hi vọng có thể được áp dụng để kéo dài tuổi thọ của con người. Nhóm nghiên cứu được dẫn dắt bởi ông Tamotsu Yoshimori – giáo sư sinh học tế bào của ĐH Osaka. “Autophagy” (cơ chế tự thực) là một quá trình phá vỡ các protein và mầm bệnh không mong muốn – những nhân tố làm giảm tuổi thọ,ácnhàkhoahọcNhậtBảntìmracáchtăngtuổithọngoại hạng bhutan các nhà nghiên cứu cho hay. Nghiên cứu được thực hiện trên ruồi giấm và chuột cho thấy khi chất gây ức chế “autophagy” có tên là Rubicon – một loại protein – tăng lên theo độ tuổi. Khi các nhà khoa học ngăn chặn hoạt động của Rubicon ở ruồi giấm thì cơ chế “autophagy” được kích hoạt. Kết quả là tuổi thọ trung bình của ruồi giấm tăng lên 20%, các chức năng vận động được cải thiện, giảm tích luỹ protein có lợi cho sự phát triển bệnh thoái hoá thần kinh. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng công nghệ chỉnh sửa gien để ngăn sự hoạt động của Rubicon ở chuột. Kết quả là lượng protein có thể gây bệnh Parkinson giảm ở loài động vật có vú này. Các nhà khoa học cho biết việc đo khối lượng Rubicon và ức chế các hoạt động của protein này bằng thuốc có khả năng sẽ giúp điều trị các bệnh do tuổi tác gây ra. Giáo sư Yoshimori là học trò của giáo sư Yoshinori Osumi – giáo sư danh dự của Viện Công nghệ Tokyo, người giành giải Nobel năm 2016 nhờ phát hiện ra cơ chế của “autophagy”. Nguyễn Thảo (Theo The Japan Times) Công bố nghiên cứu cuối cùng của nhà vật lý Stephen HawkingCông trình khoa học cuối cùng của nhà vật lý quá cố Stephen Hawking vừa được các đồng nghiệp của ông công bố. |