Đòn không kích của Israel tàn phá sức mạnh tên lửa Iran?_tỷ lệ trực tuyến
Hình ảnh vệ tinh cho thấy,ĐònkhôngkíchcủaIsraeltànphásứcmạnhtênlửtỷ lệ trực tuyến các đợt không kích của Israel vào Iran hôm 26/10 đã gây ra thiệt hại tại nhiều cơ sở quân sự có liên quan đến chương trình tên lửa của Tehran.
Các quan chức và nhà phân tích nhận định, cuộc tấn công của Israel sẽ tạo ra một số tác động đến hoạt động sản xuất tên lửa của Iran. Tuy nhiên, đòn không kích của Israel không thể hoàn toàn vô hiệu, hoặc có tác động đáng kể trong dài hạn tới chương trình phát triển tên lửa của đối phương.
Tehran thừa nhận đã ghi nhận thiệt hại từ hành động tấn công của Israel, và thậm chí một số binh sĩ nước này cũng đã thiệt mạng. Song hiện chưa rõ Israel đã làm suy yếu chương trình tên lửa của Iran đến mức nào.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố các cuộc không kích đã khiến "đối phương bị suy yếu cả về khả năng sản xuất tên lửa, và khả năng tự vệ. Điều này đang làm thay đổi cán cân sức mạnh".
Theo Business Insider, các bức ảnh vệ tinh do Planet Labs PBC chụp vào cuối tuần qua đã hé lộ mức độ thiệt hại sau trận không kích của Israel vào các căn cứ quân sự Parchin và Khojir, hai địa điểm gần Tehran và từ lâu gắn liền với các hoạt động chế tạo tên lửa.
Ông Farzin Nadimi tại Viện Chính sách Cận Đông Washington nhận định, các cuộc không kích của Israel vào Parchin và Khojir cùng một cơ sở gần Shahroud đã phá hủy nhiều tòa nhà liên quan đến dây chuyền lắp ráp tên lửa, và chế tạo nhiên liệu rắn.
Tuy nhiên, ông Nadimi cho rằng ngành công nghiệp tên lửa của Iran rất lớn, phân tán, và được bảo vệ dưới lòng đất. Do đó, các cuộc không kích của Israel "chỉ có thể trì hoãn một số quá trình nhất định trong vài tuần, hoặc vài tháng". Cũng theo ông, các cuộc không kích tiếp theo mà Israel có thể triển khai cần có quy mô lớn gấp 3 lần mới có thể gây ra tác động lâu dài.
Ông Nadimi nói thêm, Iran có kho tên lửa khổng lồ nên "sẽ mất thời gian trước khi có thể cảm nhận được hậu quả từ những cuộc không kích chính xác".
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) tại Washington hôm 27/10 đánh giá cuộc tấn công của Israel đã nhắm vào các máy trộn dùng để tạo nhiên liệu cho tên lửa đạn đạo, và có thể khiến Iran mất nhiều tháng để có được thiết bị. Trước đó, ISW cho rằng một cuộc tấn công như trên có thể phá vỡ năng lực sản xuất tên lửa của Iran để tấn công Israel, hoặc gửi tên lửa ra nước ngoài.
Ông Michael Allen, người từng là giám đốc cấp cao về chiến lược chống phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bush, cho hay Israel đã nhắm vào những nơi "quan trọng nhưng dễ bị tổn thương" trong chuỗi cung ứng tên lửa của Iran, và điều này có thể gây ra những tác động trung hạn đến dài hạn.
Theo ông, tên lửa đạn đạo từ lâu đã đứng đầu danh sách khi đánh giá lợi thế của Iran. Do đó, cuộc tấn công của Israel "thực sự đang làm thay đổi đánh giá chiến lược về mối đe dọa mà Iran gây ra trong tương lai ngoài các lực lượng ủy nhiệm của mình, và những gì Israel có thể làm trong thời gian tới".
Việc đánh giá tác động lâu dài từ đòn tấn công của Israel đối với hoạt động sản xuất tên lửa của Iran là khá khó. Song Israel đã tạo ra tác động lên mạng lưới phòng không Iran, bởi Israel đã tấn công một số hệ thống S-300 do Nga sản xuất mà Tehran đang vận hành.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhấn mạnh, "các cuộc tấn công chính xác" vào radar và hệ thống phòng không của Iran đã tạo ra "một bất lợi lớn cho Tehran”, và quân đội Israel có thể tận dụng tình hình để có hành động tiếp theo.
Trong bản đánh giá hôm 28/10, các nhà phân tích an ninh tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh cũng cho rằng, cuộc không kích của Israel "đã phơi bày những điểm yếu của Iran" nhất là thông qua "sự xuống cấp rõ ràng" của mạng lưới phòng không Iran.