Nói về thưởng Tết,ỨcmuốnkhóckhinhânsựchủchốtnghỉbấtthìnhlìnhsauthưởngTếkèo nhà hầu như mọi người đều chỉ biết đến sự ấm ức của người lao động về chuyện thưởng nhiều hay ít, có công bằng hay không... Ít ai để ý đến việc chủ doanh nghiệp nhiều khi cũng phải "ngậm đắng nuốt cay", vì phải cố xoay tiền chi thưởng dù kinh doanh không thuận lợi, hay đối phó với thực trạng nhân viên chờ lĩnh thưởng Tết để thôi việc.
Tôi có người bạn thân tên Thành, là chủ doanh nghiệp có 3 cơ sở thẩm mỹ lớn ở TP.HCM. Mấy năm trước cậu ấy ăn nên làm ra, lúc nào cũng thấy vui vẻ, xởi lởi với tất cả mọi người.
Năm nay, Thành than phiền với tôi là tình hình kinh doanh khó khăn. Chi nhánh 1 lỗ nặng, chi nhánh 2 lỗ nhẹ, may mắn là chi nhánh 3 - nơi Thành trực tiếp quản lý - vẫn có khách lai rai để duy trì hoạt động. Dù vậy, trước Tết, cậu vẫn hẹn tôi ra Giêng làm một chuyến phượt khỏi thành phố, vì mang tiếng bạn thân mà cả năm không có nổi một cuộc đi chơi xa.
Mùng 10, đúng hôm khởi hành theo lịch hẹn, Thành gọi cho tôi: "Bạn à, để hôm khác nhé! Công ty tui đang có biến, để xử lý đã". Biết tính bạn chẳng bao giờ khất hẹn vì lý do không đâu, tôi chỉ biết động viên:"Ừ, xử lý đi!".
Sáng hôm sau, hai đứa cà phê. Nghe câu chuyện của công ty Thành, tôi "ức" dùm.
Chuyện là, ngoài chi nhánh 3 do Thành trực tiếp nắm, 2 chi nhánh còn lại đều thuê người quản lý. Các năm trước, tình hình kinh doanh tốt, lương thưởng của nhân viên được Thành chi trả rất hào phóng. Năm nay, dù báo cáo lỗ ở 2 chi nhánh, cậu ấy vẫn bỏ tiền túi để trả đủ lương cho mọi người.
Về thưởng Tết, bạn tôi viết tâm thư cho nhân viên, cho biết mức thưởng năm nay sẽ không được như mọi năm, hy vọng mọi người chia sẻ qua giai đoạn khó khăn.
"Lỗ suốt thì sao có thưởng được, nhưng tui vẫn lấy tiền dự trữ ra chi, không cao như mấy năm trước thôi. Thế mà 2 quản lý ở 2 chi nhánh kia vừa gửi email xin nghỉ việc hôm qua. Quản lý chi nhánh 1 còn kéo theo một bạn nhân viên kinh doanh xuất sắc đi",Thành bức xúc.
Qua một số nhân viên khác, Thành được biết 3 nhân sự này đã có ý định nghỉ từ tháng 10 năm ngoái, nhưng vì thưởng Tết nên vẫn im lặng chờ thêm. Họ sợ nói ra sẽ bị cắt hoặc giảm thưởng, đi chỗ mới luôn thì chưa đủ thời gian để nhận thưởng.
Đồng hành với nhau hơn 3 năm, nhân viên cấp quản lý cũng được xem như chủ một chi nhánh, quyết định mọi việc tại đây. Việc 2 nhân sự chủ chốt nghỉ việc bất thình lình khiến công ty của Thành rơi vào tình trạng "gà mắc tóc", nhất là dịp đầu năm phải khai xuân, thực hiện chiến lược kinh doanh cho năm mới.
Bạn tôi càng bức xúc hơn khi phát hiện mấy người vừa ra đi gom dữ liệu khách hàng của công ty để liên kết với nhau mở cơ sở thẩm mỹ riêng. Nếu chuyện này có thật, cậu ấy nhất định sẽ mời luật sư đâm đơn kiện. Về đối nội, Thành vừa phải trấn an nhân viên, vừa cố gắng tìm quản lý tốt thay thế. Tuy nhiên, tìm nhân sự cấp cao ngay đầu năm đâu phải chuyện dễ dàng.
Không giống Thành, tôi làm công ăn lương nên lâu nay khi nghĩ về thưởng Tết thường chỉ nhìn ở địa vị người lao động. Những lúc thưởng quá thấp so với kỳ vọng hoặc cảm thấy mức thưởng thiếu công bằng, không đánh giá đúng cống hiến của mình, tôi cũng bất mãn và ý nghĩ bỏ việc cũng xuất hiện.
Tuy nhiên, đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua vì chuyện nghỉ hay ở lại cần được xét trên nhiều yếu tố, và nếu nghỉ thì cũng phải xem cách ra đi của mình có "đẹp" hay không.
Nghe bạn chia sẻ mới thấu hiểu ở vị trí chủ công ty, xử lý vấn đề thưởng Tết nhiều khi cũng là chuyện tiến thoái lưỡng nan, mới biết để có thể chi ra mức thưởng mà nhân viên chê ít đó, có khi họ cũng phải chấp nhận thiệt thòi.
Là nhân sự chủ chốt, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự hưng vong của công ty mà đùng một cái nghỉ việc luôn sau khi nhận thưởng Tết, lại còn "trộm" cả tài nguyên thì xấu chơi và thiếu nhân văn thật sự.
Công ty như cái cây, ít nhiều gì cũng từng cho mình quả ngọt. Khi mình quyết định sẽ hái quả ở cây khác, cũng đừng làm cây cũ héo úa thui chột. Đó mới là cách nghỉ việc văn minh.
Theo VTC News