Ông Guterres hôm 6/12 đã viện dẫn điều 99 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc để chính thức yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,ảnứngkhitổngthưkýLHQkíchhoạtđiềukhoảnhiếmdùngvìtỉ số xứ wales gồm 15 quốc gia thành viên, thảo luận về tình hình ở Dải Gaza.
Hãng thông tấn Aljazeera dẫn lời lãnh đạo Liên Hợp Quốc (LHQ) nhấn mạnh: “Đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng là sụp đổ hệ thống nhân đạo ở Gaza, tôi đề nghị Hội đồng Bảo an giúp ngăn chặn một thảm họa nhân đạo và kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo mới”.
Tuy nhiên, Đại sứ Israel tại LHQ Gilad Erdan sau đó đã đăng đàn trên mạng xã hội X chỉ trích ông Guterres “gây sức ép với Israel”. Theo CNN, ông Erdan cáo buộc động thái của ông Guterres là “thêm bằng chứng về sự suy đồi đạo đức của Tổng thư ký LHQ và thành kiến chống Israel của ông", đồng thời quy kết quan chức này “chọn tiếp tục đứng về phía Hamas”.
Đại sứ Israel tái kêu gọi ông Guterres từ chức. Ngoại trưởng Israel Eli Cohen cũng yêu cầu ông Guterres rời ghế Tổng thư ký LHQ, với lí do việc ông nắm quyền lãnh đạo tổ chức lớn nhất hành tinh là “mối đe dọa đối với hòa bình thế giới”.
Tranh cãi ngoại giao dữ dội giữa Israel và LHQ đã nổ ra vào tháng 10, sau khi chính quyền Tel Aviv kêu gọi ông Guterres từ chức vì phát biểu rằng vụ đột kích đẫm máu của Phong trào Hồi giáo Hamas vào lãnh thổ nhà nước Do Thái ngày 7/10 “đã không xảy ra một cách vô cớ”.
Tuy nhiên, ông Guterres khẳng định bản thân đã lên án cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngay từ đầu, đồng thời yêu cầu các bên phải “dừng ngay việc bao vây, ngăn cản viện trợ, giết hại và ném bom vào nhà cửa của dân thường ở Gaza, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em”.