Sáng 4/11,ộTTTTsẽthanhtrahoạtđộngquảngcáotrêtỷ lệ kèo bóng đá trực tiếp đã diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn về Nhóm vấn đề thứ 2 - lĩnh vực Thông tin và Truyền thông (TT&TT).
Tại phiên chất vấn, Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nêu vấn đề trên nền tảng và trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay TikTok, hàng giả hàng nhái được chào bán rất công khai. Ông đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu giải pháp để xử lý.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận tình trạng quảng cáo sai sự thật trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đang là vấn đề nhức nhối. Hai năm gần đây có hình thức quảng cáo mới, tức là các báo điện tử, trang tin điện tử bán một khoảng trống trên trang nhất, sau đó công ty quảng cáo nước ngoài đưa vào đó nội dung quảng cáo. Các cơ quan báo chí gần như là buông toàn bộ, doanh nghiệp muốn quảng cáo gì cũng được.
Bộ TT&TT đã sửa các văn bản, Nghị định và thanh tra, kiểm tra để các cơ quan truyền thông có ý thức về việc này. Theo đánh giá, các cơ quan báo chí, trang tin đã có ý thức hơn, việc quảng cáo sai trên các trang này cơ bản được xử lý. Vấn đề chủ yếu hiện nay là trên các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, YouTube... có rất nhiều quảng cáo sai quy định pháp luật.
Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới về hoạt động quảng cáo. Những thông tin sai sự thật hay quảng cáo thực phẩm chức năng thuộc lĩnh vực các Bộ chuyên ngành thì phải xác minh xem đúng hay chưa. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị bộ, ngành, địa phương cùng rà soát không gian, lĩnh vực của mình, đánh giá, xử lý việc quảng cáo sai sự thật trên nền tảng xuyên biên giới trong thẩm quyền.
Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 70 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 (2013) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google, Facebook khi các nền tảng này đang chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo trực tuyến.
Nghị định quy định, các nền tảng xuyên biên giới cần thông báo tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, địa chỉ đặt máy chủ hoặc đầu mối liên hệ tại Việt Nam trước khi bắt đầu kinh doanh.
Các nền tảng xuyên biên giới phải thực hiện quy định không đặt sản phẩm quảng cáo vào các nội dung vi phạm pháp luật; thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT, các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, phải cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan chức năng.
Quy định cũng yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có biện pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ. Không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được thông báo vi phạm pháp luật.
Các đơn vị phải xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, Bộ TT&TTsẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này.
Trong trường hợp phát hiện các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ngăn chặn ngay. Nghị định cũng có chế tài xử phạt với từng hành vi vi phạm.
Duy Vũ