Giải pháp nền tảng công dân số My Portal vừa mang về cho UBND thành phố Đà Nẵng giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2022 ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”. Việc triển khai nền tảng cũng vừa được Bộ TT&TT,ềntảngsốgiúpngườidânĐàNẵngthuậntiệndùngdịchvụcôngtrựctuyếbóng đá anh hôm nay bộ phận thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số giới thiệu tới các bộ, ngành, địa phương như là một kinh nghiệm tốt trong nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức cao.
Thông tin với VietNamNet, đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, nền tảng công dân số My Portal là giải pháp được một doanh nghiệp công nghệ tại Đà Nẵng là Công ty SDT thực hiện theo phương thức “may đo” cho thành phố.
Đà Nẵng đã chính thức đưa vào sử dụng nền tảng công dân số My Portal từ giữa tháng 9/2022. Nền tảng này có phiên bản web tại các địa chỉ congdanso.danang.gov.vn, myportal.danang.gov.vn và đã được tích hợp trên ứng dụng DaNang Smart City.
Nền tảng công dân số My Portal là nơi thu nhận, lưu trữ, cung cấp hồ sơ công dân số (thông tin hành chính, giấy tờ/dữ liệu số, lịch sử giao dịch gắn với định danh duy nhất) và tích hợp các dịch vụ số từ chính quyền, doanh nghiệp để người dân sử dụng dịch vụ công dễ dàng, thuận lợi thông qua việc kế thừa lại thông tin/dữ liệu trước đó, sử dụng dịch vụ qua mạng hoàn toàn theo hướng cá nhân hóa. Đặc biệt, người dân được tự quản lý thông tin, dữ liệu số của mình trên nền tảng.
Nền tảng My Portal hiện cung cấp một số tính năng cho người dân: đăng ký tài khoản công dân số; dịch vụ, tiện ích của các cơ quan chính quyền như thực hiện dịch vụ công trực tuyến, góp ý/phản ánh, đăng ký lịch hay hẹn giờ khám chữa bệnh/giao dịch hồ sơ hành chính; dịch vụ, tiện ích từ doanh nghiệp như tra cứu thông tin điện, nước, tra cứu thông tin sức khỏe, giáo dục, thuế, bảo hiểm xã hội; quản lý hồ sơ công dân số như kho dữ liệu số, lịch sử giao dịch hồ sơ.
Để sử dụng, người dân chỉ cần cài đặt ứng dụng DaNang Smart City hoặc truy cập vào địa chỉ website onelink.to/danangsmartcity trên thiết bị di động, sau đó đăng ký tài khoản công dân số.
Sau khi tạo tài khoản, mỗi người dân có 1 mã QR duy nhất theo chuẩn quốc gia, đại diện cho các thông tin được mã hóa, để người dân sử dụng trong giao dịch dịch vụ công trực tuyến. Thông tin của người dân sẽ được bảo mật theo mô hình 4 lớp do Bộ TT&TT thông quy định, xác thực đăng nhập sử dụng qua giải pháp bảo mật OTP, giúp người dân yên tâm về việc quản lý dữ liệu công dân điện tử của mình.
Để thúc đẩy quá trình hình thành công dân số nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, thành phố Đà Nẵng đã áp dụng triển khai nền tảng theo 2 nhóm.
Trong đó, thành phố đề nghị các cơ quan, tổ chức, phường, xã yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của mình sử dụng Nền tảng Công dân số để đăng ký mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu hồ sơ công dân số cho bản thân và các thành viên gia đình.
Còn với người dân, doanh nghiệp, UBND quận, huyện, phường, xã được yêu cầu tập trung triển khai, đặc biệt là thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng. Các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân trên địa bàn đăng ký mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu Hồ sơ công dân số và sử dụng trong đời sống hằng ngày của mình. Hằng tháng, các cơ quan thống kê kết quả để cung cấp, báo cáo Ban chỉ đạo chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng.
Tính đến ngày 27/9, nền tảng My Portal đã có hơn 242.732 tài khoản công dân số, 4.886 tài khoản sử dụng dịch vụ, tiện ích và cung cấp 1.837 dịch vụ công trực tuyến, 25 tiện ích, 321 thông báo cho người dân sử dụng.
Riêng về triển khai dịch vụ công trực tuyến, thành phố Đà Nẵng đang cung cấp 1.745 dịch vụ công trực tuyến mức 4, đạt 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức 4; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 82% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 62%.
Với việc đưa vào vận hành chính thức nền tảng công dân số My Portal, Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên thiết lập kho dữ liệu riêng cho từng người dân. Các loại dữ liệu số được người dân cập nhật và lưu trữ trên Hệ thống gồm giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy khai sinh… và các giấy tờ thành phần hồ sơ khi người dân nộp thủ tục dịch vụ công và kết quả giải quyết dịch vụ công.
Nhờ đó, khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân thành phố Đà Nẵng không còn phải khai báo lại, hoặc nộp thêm thành phần hồ sơ đã có trong kho dữ liệu. Đây được đánh giá là một giải pháp tốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; hướng đến hình thành công dân số, phát triển xã hội số tại thành phố.
Vân Anh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Singapore bắt đầu tắt sóng 2G từ 1/4
3 nỗi trăn trở lớn nhất của những nàng dâu mới ngày Tết
Doanh số Mitsubishi lần đầu vượt Hyundai tại Việt Nam
'Inside Out' khép lại mùa hè nhiều cảm xúc
Bắt gã đàn ông ở Bến Tre nhiều lần hiếp dâm bé gái 13 tuổi
Tuyển thủ Thái Lan đối mặt án tù nếu sang Singapore đá AFF Cup 2024
Mitsubishi khuyến mãi hàng chục triệu đồng nhiều xe tháng 5
Căng thẳng vì chồng thưởng Tết gấp 15 lần vợ
Mức lương của sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Hong Kong gần 1 tỷ/năm
Phương Mỹ Chi có nguy cơ bị thôi học