Ông John Roberts,ánhánTốicaoHoaKỳmongcongặpxuixẻovàđaukhổmc vs burnley soi kèo Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, đã đảm nhiệm vị trí thẩm phán tối cao từ năm 2005. Công việc yêu cầu ông trở thành một người khôn ngoan và cân bằng; rõ ràng. Phẩm chất này đã vượt qua cả khuôn viên tòa án.
Ông John Roberts, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ |
Trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trung học của con trai Jack tại trường nội trú nam Cardigan Mountain ở New Hampshire năm 2017, ông Roberts đã đưa ra một số lời khuyên đáng kinh ngạc.
Vị chánh án rất hóm hỉnh, thẳng thắn thừa nhận lời khuyên của ông "rất lạ lùng", bởi ông mong ước những học sinh tốt nghiệp sẽ gặp đau khổ để trở thành người đàng hoàng, biết thấu hiểu cho người khác và rắc rối của họ.
Thông điệp này nhắm tới mọi trẻ em, bao gồm cả cậu con trai mới tốt nghiệp trường nội trú dành cho nam sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của chính ông. Nhưng lời khuyên này cũng áp dụng được với mọi lứa tuổi, là lời nhắc nhở sâu sắc cho người lớn nhớ lại những đau khổ không thể tránh khỏi trong đời.
Cụ thể, ông Roberts phát biểu:
“Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành.
Xin lỗi phải nói thế này, nhưng ta hy vọng con cảm nhận được sự cô đơn mỗi ngày, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè không phải là thứ trời cho mà phải giữ gìn”.
Roberts cũng vô tình để lộ quan điểm của bản thân trong bài phát biểu. Với lời lẽ khiêm tốn, dường như ông cho rằng mình thành công cũng nhờ một phần may mắn và đặc quyền:
“Ta hy vọng con sẽ liên tục gặp xui xẻo, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, hiểu được sự thành công mình có lẽ chỉ là do vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Và khi con gặp thất bại, từ nay về sau còn nhiều, đối thủ của con sẽ châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của con. Bởi như vậy, con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con sẽ đủ đau đớn để học được cách cảm thông”.
Ông John Roberts phát biểu tại trường nội trú nam Cardigan Mountain |
Vừa chúc phước lành cho thế hệ trẻ, ông Roberts vừa hi vọng chúng sẽ bị phớt lờ để có thể học cách lắng nghe, mong chúng sẽ phải nếm trải đau khổ để chúng trở nên khoan dung. Mong ước này có lẽ là do bản thân ông - là một chánh án - đã phải trăn trở rất nhiều trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
“Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra, sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Có thể tiếp thu giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không".
Thành công, ông nhắc nhở lũ trẻ, đến từ những người không biết sợ hãi.
"Và nếu có thất bại, con hãy đứng dậy và thử lại một lần nữa. Và nếu lại thất bại, con hãy lại đứng dậy và thử lại lần nữa. Và nếu con có thất bại một lần nữa - đó có thể là lúc hãy suy nghĩ làm một việc gì khác".
Vị Chánh án cũng khuyên thế hệ trẻ không nên quá thỏa mãn với bản thân, đừng chỉ là chính mình. "Có lúc, các con không nên là chính mình. Các con phải trở nên tốt đẹp hơn".
Ông Roberts nói đau khổ có thể khiến con người trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta giữ được bình tĩnh. Nhờ bình tĩnh, chúng ta sẽ có một cách tiếp cận sâu lắng, chứ không phải chỉ có thái độ "làm là được".
Trong phần cuối bài phát biểu, ông đã trích dẫn lời của triết gia Hy Lạp Socrates: "Cuộc sống vô nghĩa là một cuộc sống không đáng sống".
Hà Dung (tổng hợp từ Time, CNN và Quartz)
6 nhà giáo dục với những triết lý và quan điểm khác nhau nhưng tất cả đều tin rằng, nếu cha mẹ cho trẻ tự do và tôn trọng mong muốn của chúng, những đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ trở nên tự tin và hạnh phúc.