“Cu” là từ bố của Trần Mạnh Hiệp gọi thân mật với những người làm vai con,ệnkinhdoanhđồdakhônggiốngaicủaôngchủdiễnđànTinhTếtỷ le cá cược cháu trong nhà. Đó là lý do Trần Mạnh Hiệp đặt cho mình nickname cuhiep khi tham gia các diễn đàn trên mạng. Sau đó cái tên này cũng gắn liền với tay chơi công nghệ khi anh cùng bạn mở diễn đàn công nghệ Tinh Tế với chủ đề chính là khoa học và công nghệ.
Dân chơi công nghệ
Khi còn đi học, Cu Hiệp đã thích táy máy tò mò với máy vi tính (lúc đó còn chưa phổ biến). Trong khi hay đi mua và lắp máy tính hộ bạn bè, Hiệp nảy sinh ý định mở một quán Internet (thời còn dial-up). Năm 1999, Cu Hiệp rủ bạn hùn tiền mở tiệm Internet.
Thời gian đầu, việc kinh doanh của tiệm khá tốt nhưng sau đó đi xuống vì có nhiều người trong khu phố cùng mở khiến mạng vào rất chậm, khách hàng giảm sút. Tay chơi này đóng cửa quán Internet sau 2 năm hoạt động. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau đó, Việt Nam có ADSL.
Hiệp trở lại bán đồ gỗ cho bố (nhà có cửa hàng và xưởng làm đồ gỗ) và tham gia một số diễn đàn công nghệ với nick cuhiep. Năm 2006, cuhiep cùng hai người bạn chơi trên diễn đàn đã thành lập diễn đàn Tinh tế.
"Sinh viên" Trần Mạnh Hiệp cần 6 năm để hoàn tất chương trình tại Đại học Kinh tế TPHCM
Làm kinh doanh nhưng đam mê lớn nhất cúa Hiệp vẫn là “nghịch ngợm” các thiết bị công nghệ. Nhờ chơi lâu năm trong giới công nghệ và cũng nhờ diễn đàn Tinh tế, anh mượn được nhiều đồ của người khác để test và viết review. Nhưng số lượng đồ mượn chỉ chiếm một phần trong số các thiết bị mà Cu Hiệp muốn sử dụng thử. Thời gian đầu, phần lớn số tiền kiếm được, Hiệp đều dùng mua các loại máy tính, điện thoại, máy ảnh… để “nghịch” và để đầy nhà.
Thú chơi công nghệ của Cu Hiệp không chỉ tốn tiền mà còn làm “tốn thời gian”. Sinh viên bình thường học Đại học Kinh tế TPHCM mất 4 năm, riêng Trần Mạnh Hiệp cần tới 6 năm vì thi lại nhiều môn. Năm 2001, khi đi thi một môn tốt nghiệp, dân chơi này hồn nhiên mang một chiếc PDA vào phòng thi dù “không có ý định quay cóp gì bằng thiết bị đó” (lời của Trần Mạnh Hiệp). Sinh viên này bị lập biên bản và phải thi lại.
Ốp lưng da điện thoại đầu tiên ở Việt Nam
Ngoài đam mê các sản phẩm như máy tính, điện thoại, máy ảnh... Hiệp có sự yêu thích đặc biệt với các phụ kiện công nghệ. Thế nhưng, tay chơi này rất không hài lòng với những sản phẩm ốp lưng bằng nhựa hoặc nilon được bán phổ biến trên thị trường (giá chỉ 10.000 đến 20.000 đồng/chiếc).
Yêu thích đồ da, Cu Hiệp rất muốn làm ốp lưng da cho điện thoại nhưng gặp 3 rào cản: da quá dầy, việc cắt làm ốp lưng không đạt được độ chính xác 100% sẽ khiến điện thoại trông rất xấu, không có loại keo dán phù hợp trên thị trường.
Sau nhiều tháng mày mò, tìm hiểu, Cu Hiệp đã tìm ra cách cắt và dán một miếng da thật, được xử lý kỹ lưỡng, lên điện thoại di động để làm ốp lưng, với độ chính xác 100% và đảm bảo mỹ thuật - điều chưa ai làm được trước đó.
Những miếng dán da đầu tiên của Cu Hiệp. Ảnh: NVCC
Với phần cắt da, Hiệp phát hiện ra chiếc máy laser dùng trong cắt chữ quảng cáo có thể tạo ra đường cắt độ chính xác tuyệt đối. Mang da đi cắt thử với máy laser ở một công ty quảng cáo, Hiệp đã bước tìm ra giải pháp.
Năm 2007, Khắc Tên ra đời với sản phẩm đầu tiên được bán rất chạy là miếng dán da làm ốp lưng cho điện thoại di động. Ngoài chất liệu khác biệt (da thật), ốp lưng của Khắc Tên còn có một điểm đặc biệt khác – tính cá nhân. Tên và hình mà người mua yêu cầu, sẽ được khắc trên ốp lưng da.
Với giá 100.000 đồng cho miếng dán da cơ bản và 160.000 đồng khi khắc tên và hình (cao hơn gấp 5-10 lần các miếng ốp lưng thông thường), sản phẩm của Cu Hiệp chỉ dành cho khách hàng dùng điện thoại cao cấp. Thế nhưng, miếng dán da cho điện thoại của Khắc Tên lại bán rất chạy.
Bên cạnh ốp lưng da cho điện thoại, Cu Hiệp còn mở rộng sản xuất cho các loại laptop (chủ yếu cho máy Mac và Sony). Giá của sản phẩm này từ 500.000 – 700.000 đồng/lần dán, nhưng khách hàng mua khá nhiều vì diện tích laptop rộng nên họ thể hiện được khá nhiều hình độc đáo trên đó.
Bí quyết làm ốp lưng da điện thoại
Sau hơn 10 năm, Khắc Tên vẫn là nơi duy nhất tại Việt Nam có thể tạo ra những chiếc ốp lưng bằng da mỏng, khít chặt với lưng của những chiếc smartphone thời thượng. Trần Mạnh Hiệp tiết lộ, đồ da làm phụ kiện công nghệ mà Khắc Tên sản xuất khác hoàn toàn với ngành da trên thị trường ở 3 điểm.
Thứ nhất, miếng ốp da được bào mỏng bằng một loại máy chuyên biệt để dán vào lưng điện thoại mà không làm kích thước điện thoại dày lên nhiều. Loại máy này chỉ những người làm trong nhà máy lớn biết nhưng không phổ biến với người sản xuất nhỏ. Thứ hai, miếng ốp da được cắt gọn bằng máy laser nên độ chính xác là 100%, giúp trùng khít với mặt lưng điện thoại.
Ốp da được cắt bằng máy laser và dán với loại keo được đặt hàng riêng từ châu Âu.
Thứ ba, loại keo dán được đặt hàng từ châu Âu với tính năng đặc biệt giúp việc dán dễ dàng, dính chặt nhưng khi cần vẫn có thể bóc miếng da khỏi điện thoại mà không bị sót keo trên bề mặt.
Trần Mạnh Hiệp tiết lộ, lúc mới làm, chưa có ai tại Việt Nam nghĩ ra việc dùng máy laser để cắt da và làm ốp lưng cho điện thoại, đến bây giờ cũng vậy. Thêm vào đó, dù có đủ các loại máy móc cần thiết nhưng nếu người làm không biết đặt hàng đúng tính năng cho loại keo phù hợp thì cũng không thể dán được ốp lưng da.
Chia sẻ về sản phẩm độc đáo của mình, Cu Hiệp nói: “Nhôm, kính hay nilon không thể thân thiện như da hay gỗ. Ngoài việc bảo vệ điện thoại (chống chầy xước và điện thoại để rung trên bàn sẽ không bị rớt), cầm nắm êm tay thì người dùng còn có thể cá nhân hoá sản phẩm bẳng nội dung khắc lên miếng da và màu da yêu thích”.
Cùng là bao da nhưng... không giống người khác
Sau 2 năm kinh doanh sản phẩm độc quyền là ốp lưng da cho điện thoại, Cu Hiệp chuyển sang sản xuất bao da. “Để dán một ốp lưng phải mất 30 phút mới xong, trong khi làm bao da thì thời gian phục vụ nhanh hơn và có thể dự trữ được. Thêm nữa, giá của một bao da cũng cao hơn”, tay chơi công nghệ tiết lộ lý do sản xuất bổ sung phụ kiện công nghệ.
Tuy nhiên, bao da do Khắc Tên sản xuất cũng được thiết kế và làm rất khác biệt. Các bao da đều được thiết kế trên máy tính, cắt bằng máy laser như ốp lưng nên độ chính xác là 100% và được làm từng cái một. Thêm nữa, các lỗ chỉ cũng được đục bằng laser nên chính xác tuyệt đối. Chỉ được khâu tay qua các lỗ đã đục sẵn với sợi rất to và cách may đặc biệt nên khi nhìn vào là biết ngay của Khắc Tên chứ không thể lẫn với sản phẩm khác.
Và cuối cùng, bao da do Khắc Tên sản xuất luôn có dịch vụ khắc chữ và hình mà khách hàng thích, để tạo dấu ấn riêng cho chủ nhân.
Được thiết kế và sản xuất rất kỳ công, khác biệt nhưng Cu Hiệp lại khẳng định: “Mình tập trung vào tính năng chứ không phải sự là hào nhoáng. Khi dùng miếng dán da, bao da hay VÍ SEN của Khắc Tên, mọi người sẽ thấy điểm nổi bật là thuận tiện chứ không phải thích vì đẹp”.
Tay chơi công nghệ này tiết lộ, ngay từ đầu, bộ phận sản phẩm của Khắc Tên đã quyết định không sơn mép cho các sản phẩm để tạo sự khác biệt. Thay vào đó, họ chọn cách dùng máy laser để cắt, đục lỗ... và khâu tay giúp cho sản phẩm có nét đặc trưng riêng, không lẫn được.
“Mình muốn khách hàng nhìn thấy thớ da, nên không sơn mép. Điều này có thể làm được do các đường cắt của bên mình với máy laser là chính xác 100%. Tuy nhiên, vì vậy mà nó cũng kén khách”, Cu Hiệp chia sẻ.