Cùng với sự phát triển của công nghệ,ấtliệucủađiệnthoạithayđổithếnàosauhơnnăkèo nhà cái số 5 sau hơn 2 thập kỷ, những chiếc điện thoại di động đầu tiên với vỏ nhựa, kiểu dáng thô kệch đã “tiến hóa” thành smartphone tinh tế, hội đủ chức năng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Chất liệu nhựa, màn hình nhỏ
Vào cuối những năm 1990, chất liệu phổ biến để tạo nên một chiếc điện thoại di động là nhựa. Điện thoại vỏ nhựa giúp nhà sản xuất thu được lợi nhuận cao, mang lại giá thành tốt hơn cho người dùng. Ngoài ra, nhựa cũng có độ dẻo dai đáng kể, giảm thiểu khả năng biến dạng của điện thoại và đa dạng về màu sắc, không làm ảnh hưởng đến khả năng thu phát tín hiệu của thiết bị.
Nhờ những ưu điểm này, ngày nay chất liệu nhựa vẫn được nhiều “ông lớn” tin dùng để sản xuất vỏ điện thoại. Tuy nhiên, nhựa cũng khiến điện thoại kém sang, dễ vấy bẩn và khó làm sạch.
Kim loại, tăng độ bền
Khắc phục nhược điểm trên của nhựa, chất liệu kim loại được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vỏ điện thoại nhờ sự chắc chắn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Với khả năng tản nhiệt nhanh, nhiệt độ các linh kiện bên trong luôn được ổn định, gia tăng độ bền bỉ cho máy, đồng thời mang lại cảm giác mát lạnh dễ chịu khi cầm trên tay. Nhờ đó, kim loại được xem là một phần quan trọng trong trường phái tư duy thiết kế công nghệ.
Mặt lưng điện thoại bằng kim loại được khá nhiều người dùng yêu thích. |
Tuy vậy, chất liệu này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Với kim loại nhẹ như nhôm, vỏ điện thoại sẽ dễ biến dạng khi va đập. Chất liệu này còn làm yếu đường truyền RF, tức truyền tín hiệu sóng di động LTE, Wi-Fi và Bluetooth.
Dùng kính tạo hiệu ứng gương
Kính bắt đầu được ứng dụng trong thiết kế điện thoại vào năm 2007. Smartphone với mặt lưng bằng kính có thể tạo chiều sâu khi được thêm lớp nền bên dưới (hiệu ứng gương), dễ dàng thu hút sự chú ý của mọi người.