Không bao lâu cô ấy trở thành người khác,ôisắplụctuầncôấyđangtuổihồixuânthôiđànhđúngkhôngchịlich thi dau giai la liga tiền tiêu cả nắm, ăn mặc lóng lánh, ngôn ngữ kẻ chợ, phó thác con cái cho chồng với mẹ ruột. Đến tai tôi những lời đồn, với hải quan, với biên phòng, với lái xe.
Chị Dạ Hương kính mến!
Đàn ông hai thứ tóc, tầm tuổi này mà còn thư tâm sự trên báo thì thật tầm thường, đúng không chị? Nhưng thực sự tôi cô đơn, hai con trai mỗi đứa một phương trời, các cháu nội không ở gần để được chăm sóc chúng. Hai vợ chồng lại như Trung và Mỹ, không ai chịu ai từ lâu rồi.
Ảnh minh họa |
Tôi là cựu binh thời chiến tranh biên giới, ra lính mới lấy vợ. Cũng xứng đôi vừa lứa, cô ấy sắp sửa ba mươi, gái cơ quan văn phòng, không đẹp không xấu, con gái của một bà mẹ khi gần như hoang thai. Bố mẹ tôi thì chân chỉ hạt lúa củ khoai, tặc lưỡi, chủ yếu là đứa con, cầm bằng như bà ấy góa vậy thôi.
Cuộc sống thời nhá nhem sắp sửa chuyển đổi khó khăn vô vàn. Tôi đưa hết lương tháng cho vợ, một mình rong ruổi làm ăn với đám bạn cùng số phận cùng sống sót như mình. Chúng tôi làm rất nhiều việc, buôn gỗ, buôn cả dê, làm nông trại… Mỗi đứa lưng vốn, rã nhóm, về lại gia đình, bắt đầu mặt dạn mày dày với kinh tế thị trường.
Đứa con thứ hai ra đời, lại là con trai nữa, vợ tôi có thất vọng nhưng không sao. Giá có một đứa con gái vẫn hơn. Tôi học được nghề gò hàn từ bố của một người bạn, tôi lập xưởng trên mảnh ruộng mà bố mẹ cắt cho khi nó thành đất mặt đường. Tôi có việc và có thợ, tạm ổn nhưng cái nghề này nó gây ồn, chát chúa. Vợ tôi muốn một nơi khác để yên tĩnh cho cô ấy và các con. Chúng tôi mua một lô đất cách xưởng một cây số, gần cơ quan vợ. Còn mong muốn nào hơn. Vợ tôi chê làm văn phòng lương ít, nghỉ sớm, cầm chế độ “một cục”, về mở quán. Nhưng bán hàng ăn hay hàng nước đều phải có tay có vía chứ, đúng không chị? Buông việc này bắt việc khác, cuối cùng cô ấy giao con và giao nhà cho bà ngoại theo các bạn lên biên giới buôn lớn.
Không bao lâu cô ấy trở thành người khác, tiền tiêu cả nắm, ăn mặc lóng lánh, ngôn ngữ kẻ chợ, phó thác con cái cho chồng với mẹ ruột. Đến tai tôi những lời đồn, với hải quan, với biên phòng, với lái xe… Tôi bỏ ngoài tai, tôi cắm cúi làm ăn, còn phải lo con ăn học đại học rồi gây dựng cửa nhà, không để chúng giật gấu vá vai như lứa chúng tôi. Nhưng cả hai đứa đều đi xuất khẩu lao động và có vợ con bên ấy, không về. Chúng chui lủi nhưng cứ bảo là sẽ có chính sách vì có trẻ con. Vợ tôi từ lúc đó như không còn gánh nặng, càng đi miết. Tôi linh cảm chúng tôi đã hết duyên hết nợ, sẽ có ngày vợ tôi ném tờ đơn ly dị vào mặt tôi và phẩy tay đi. Tôi sắp lục tuần, cô ấy đang tuổi hồi xuân, thôi đành, đúng không chị?
Bạn thân mến!
Tính ra bạn là thế hệ của thập kỷ sáu mươi thế kỷ trước, đúng không? Tôi đoán biên giới đây là phía Bắc, những người lính của những năm tám mươi, lây lất rồi ra quân lúc ba mươi tuổi.
Từ năm 1990 đến nay, đủ cho con người lên bờ rồi xuống ruộng và sinh con đẻ cái. Nhưng có lẽ chính bạn cũng không ngờ, nhà xưởng mặt đường cũng không giữ nổi chân con mình, chúng là thế hệ kinh tế toàn cầu. Bạn đã can cường biết mấy với sinh kế của gia đình mình. Đi và học cả khi đã có vợ và có con.
Rốt cùng, bạn đã thu được nghề gò hàn và sống được. Một cơ ngơi chứ ít đâu, nuôi mình, nuôi con, nuôi thợ, tức nuôi người, ấy là phúc đức của mình trong việc làm chủ và nuôi thợ. Kiếm sống cho một vài gia đình trong thời buổi này đã là quý lắm. Vấn đề là vợ của bạn không “chì” như bạn. Đang làm có lương, sao chê ít và nhảy ra thương trường? Chân trong chân ngoài nên giữ, chồng ngoài thì mình trong để còn bọc lót cho nhau chứ. Mở quán vệ đường dễ đâu, đó là chưa nói có thể sa ngã vì cánh lái xe hay những bà buôn lọc lõi rủ rê.
Và quả đúng như vậy, cô ấy đã không cầm lòng mà ở nhà với các con, cô ấy dấn thân vào nơi địa đầu tiền bạc. Dân buôn biên giới đâu có vừa, ai cũng phải có máu “anh chị” mới trụ nổi và khi hầu bao đã đầy họ đâu có muốn quay về với túp nhà nghèo khó mặt đường? Bạn có mẹ vợ chết sống với các con của bạn, vậy nên xem bà là mẹ ruột, chăm sóc, nương tựa nhau. Và dù sao hai con của bạn cũng đã đặt chân ở nước người, cuộc mưu sinh của chúng phiêu lưu hơn bạn và cũng nhiều bài học quý hơn. Không sao, hãy tin vào phúc đức. Còn người đàn bà ấy, hãy chờ xem chị ta hành xử ra sao, có điều, bạn có “gà trống” chờ con được không hay là có ai lấp ló rồi cái cớ vàng để chị ta lu loa lên và đòi phân chia tài sản? Cẩn trọng, bình tĩnh và đúng mực nghe bạn.
(Theo Nongnghiep.vn)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)