Theụbàhơnnămlàmbạnvớicàphêsoi kèo maroc hôm nayo tờ Sohu của Trung Quốc, cứ mỗi buổi chiều sau giờ ngủ trưa, ông Trình Chân Thụ, 84 tuổi, lại pha một cốc cà phê cho mẹ mình. Cụ Trình Ái Vân ngồi trên ghế sô pha nheo mắt, thỉnh thoảng lại nhấp một ngụm cà phê và tỏ vẻ rất thoải mái.
“Mẹ tôi từ lúc 4-5 tuổi đã bắt đầu uống cà phê, uống cà phê đến nay đã tròn 100 năm. Cứ mỗi buổi chiều sau giờ ngủ trưa, mẹ tôi đều muốn uống một cốc”, ông Trình Chân Thụ nói.
Ông Trình Chân Thụ và cụ Trình Ái Vân. Ảnh: Sohu |
Theo ông Trình Chân Thụ, mẹ ông sinh ra tại huyện Tấn Vân thuộc vùng Lệ Thủy, Chiết Giang trong một gia đình khá giả. Hồi cụ Ái Vân chỉ mới là một cô bé 4-5 tuổi, có một số người nước ngoài sống gần nhà rất thích vẻ dễ thương của cụ, nên mỗi khi họ uống cà phê đều để lại cho Ái Vân một cốc. Từ đó, cụ bắt đầu yêu thích mùi vị của cà phê.
Trước đây tại vùng Lệ Thủy, cà phê là một mặt hàng rất khó có thể mua được. Do vậy, mỗi lần cha của cụ Vân Ái đi công tác ở Thượng Hải hoặc Hàng Châu đều mang một ít cà phê về. Từ đó, cụ Ái Vân lớn lên trong hương thơm ngào ngạt của cà phê.
Cụ Trình Ái Vân thưởng thức một cốc cà phê. Ảnh: Sohu |
Sau khi trưởng thành, cụ Ái Vân kết hôn với một người đàn ông giàu có trong vùng, do vậy thói quen uống cà phê vẫn tiếp tục duy trì. Đến năm 1949, người chồng bội bạc đã bỏ nhà ra đi không một chút tin tức, để lại cụ và con trai là ông Trình Chân Thụ.
Dù cuộc sống một mình nuôi con gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự cần cù của bản thân và sự giúp đỡ của các anh chị em trong gia đình, cuộc sống của cụ Ái Vân cũng đỡ vất vả hơn. Cụ vẫn có thể tiếp tục niềm đam mê của bản thân đối với cà phê.
Về sau, ông Trình Chân Thụ trưởng thành và lấy vợ, sinh con. Dù cuộc sống còn nhiều điều cần lo toan, nhưng ông Trình ngày nào cũng tự tay pha cho mẹ một cốc cà phê tự rang.
“Mấy năm trước, mẹ tôi bắt đầu chuyển sang uống cà phê hòa tan. Có thể là khẩu vị của mẹ đã có sự thay đổi hoặc có khả năng là mẹ sợ sở thích của bản thân gây ra sự phiền toái cho tôi”, ông Trình Chân Thụ nói.
Theo tờ Sohu, hiện gia đình bốn thế hệ nhà ông Trình sống tại một ngôi nhà bốn tầng giữa trung tâm huyện Tấn Vân. “Mỗi sáng sớm, tôi đều gọi mẹ thức dậy. Một người đàn ông hơn 80 tuổi được đánh thức mẹ mỗi ngày là một điều khá hạnh phúc”, ông Trình vui vẻ cho biết.
Video: Haokan
Tuấn Trần
Năm 2020, các ứng dụng di động đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng người dùng lớn tuổi ở Trung Quốc đang "khát" các hình thức giải trí.
(责任编辑:Cúp C2)