Một tháng sau khi WannaCry bùng phát,ãđộcWannaCrybuộcHondaphảiđóngcửanhàmáyởNhậnhận định bóng đá scotland tấn công hàng trăm ngàn máy tính khắp toàn cầu, mã độc tống tiền này đang quay trở lại và buộc Honda phải đóng cửa một nhà máy sản xuất xe hơi ở Nhật.
Theo hãng thông tấn Reuters, Honda đã buộc phải dừng sản xuất ở nhà máy Sayama hồi đầu tuần này, sau khi mã độc WannaCry tìm được cách xâm nhập vào hệ thống của hãng. Nhà máy Sayama là nơi đang xuất xưởng 1.000 chiếc xe Honda mỗi ngày, gồm các mẫu sedan Accord cũng như các xe minivan Odyssey và Stepwgn. Một phát ngôn viên của Honda tiết lộ, WannaCry đã tấn công các hệ thống của hãng ở nhiều vùng khác nhau, kể cả Nhật, Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhà sản xuất xe hơi này đã tăng cường các biện pháp bảo mật sau khi mã độc tống tiền xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5, nhưng rõ ràng các nỗ lực này không mang lại nhiều hiệu quả. Lệnh đóng cửa hiện chỉ được áp dụng tại một nhà máy của Honda. Đến thời điểm này, hãng đã cho khôi phục hoạt động hoạt động tại cơ sở này. Honda không phải là nhà sản xuất duy nhất trở thành nạn nhân của mã độc tống tiền. Liên minh Renault-Nissan cũng từng bị WannaCry tấn công và buộc phải đóng cửa tạm thời các nhà máy ở cả châu Âu và châu Á hồi tháng 5. WannaCry lan truyền nhờ khai thác một lỗ hổng ở hệ điều hành Windows. Các chuyên gia tin mã độc tống tiền này được phát triển từ công cụ hack "Eternal Blue" của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Thống kê sơ bộ cho thấy, WannaCry đã chiếm quyền điều khiển hàng trăm ngàn máy tính khắp toàn cầu, mã hóa nội dung của các ổ cứng và đòi nạn nhân phải trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin để mở khóa chúng. Microsoft đã phản công bằng cách tung ra các bản cập nhật bảo mật, vá lỗ hổng Windows nhằm loại bỏ tận gốc WannaCry. Tuấn Anh(Theo CNET) Anh cáo buộc Triều Tiên phát tán mã độc WannaCryTrung tâm an ninh mạng quốc gia Anh (NCSC) phát hiện các hacker củaCHDCND Triều Tiên có dính líu đến vụ mã độc tống tiền WannaCry tấn công hàngtriệu người dùng trên khắp thế giới. |